Xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn website thương mại điện tử
- Kinh doanh
- 16:26 04/03/2021
DNHN - Xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là một trong những giải pháp của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Bộ Công Thương cho biết, kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với chức năng quản lý nhà nước về thương mại điện tử tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp trong tâm để đạt được các mục tiêu trên, tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong thương mại điện tử và thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia và phát triển thị trường thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững.
Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý; xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử.
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh của Covid-19 và sự phát triển bùng nổ của thị trường mua sắm trực tuyến, để góp phần vào việc xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh tại Việt Nam, Cục Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đưa ra giải pháp về phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử.
Theo đó, trong 5 năm tới, bên cạnh việc xây dựng các chương trình, chính sách đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, giải pháp "Nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử" là công cụ đánh giá các chủ thể kinh doanh thương mại điện tử. Xếp hạng tín nhiệm này sẽ công bố rộng rãi tới người tiêu dùng.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, việc xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn trong thương mại điện tử là điều cần thiết để gia tăng niềm tin của khách hàng vào các hoạt động mua bán, thanh toán trong môi trường thương mại điện tử.
Mô hình về hoàn thiện nền tảng tín nhiệm (Circle of Trust) trong giai đoạn 2015 - 2025 bao gồm: xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo ESCROW; giải quyết tranh chấp trực tuyến TrustON; ứng dụng Chứng từ điện tử trong thương mại; ứng dụng dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn trong thương mại điện tử và triển khai các chuỗi sự kiện phát triển thương mại điện tử và hỗ trợ nhà sản xuất, hàng Việt uy tín trong nước.
Năm 2021, Cục Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ triển khai Chương trình GoOnline – với nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến.
Trước đó, báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%.
Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN.
PV
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp đà tái cơ cấu mạnh mẽ
DNHN- Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích VinMart có tên mới là WinMart; hệ thống siêu thị Big C đổi tên thành TopsMarket và GO!... Dồn dập những thông tin về việc thay tên, đổi chủ của hệ thống phân phối cho thấy thị trường bán lẻ đang trên đà tái cơ cấu nhằm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hấp dẫn hơn cả Haidilao, kinh doanh đám tang thú cưng trở thành “mỏ vàng” mới ở Trung Quốc
Từ cuộc khảo sát dữ liệu, những người nuôi thú cưng hiện nay sẵn sàng chi tiêu nhiều thời gian và tiền bạc chăm chút cho “đứa con cưng” tươm tất hơn cả trong lúc còn sống lẫn khi mất đi. Những năm gần đây, các đám tang thú cưng đã bùng nổ nhanh chóng trên thị trường Trung Quốc đồng thời cũng đặt ra bài toán khó về quản lý và luật hóa ngành công nghiệp mới này.
FTA- Đòn bẩy cho xuất khẩu gạo
Tính đến hết quý I/2021, giá gạo Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao 547 USD/tấn, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Người đồng sáng tạo ra đồng Dogecoin giải thích cách đồng tiền này trở thành một phong trào hàng tỷ đô la
Dogecoin là loại tiền điện tử lấy ý tưởng từ meme "Doge" trở nên nổi tiếng trên Internet vào năm 2013. Giờ đây, "trò đùa" ngẫu nhiên đang trở thành một tài sản có giá trị trên thị trường tiền kỹ thuật số.
Ba doanh nghiệp liên tiếp chốt cổ tức trước ngày 25/4
Từ ngày 19 tới ngày 25/4 đã có ba doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ tiền mặt.
Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Nhà máy điện năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại trị giá gần 4.000 tỷ đồng, trải dài trên vùng đất rộng 900 ha đã chính thức đi vào hoạt động.
Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ báo lãi quý I gấp 10 lần quý I/2020
Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ cho biết lợi nhuận sau thuế quý I/2021 tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của mặt hàng Ure Phú Mỹ tăng hơn 150% so với cùng kỳ.
Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cấp cao tại Đại học Bristol (Anh) cho rằng, có 3 lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế.
Đằng sau "shop quốc tế" của Shopee
Trong suốt chiều dài phát triển, Shopee, sàn thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore đã đạt được tốc độ tăng trưởng cùng nhiều thành công đáng nể. Những năm gần đây, Shopee vốn hoạt động tại khu vực Đông Nam Á đã mở đường cho các nhà bán Trung Quốc dưới danh mục “Shop quốc tế” thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Sự xuất hiện của các shop nước ngoài vừa là cơ hội vừa là thách thức với thị trường bán lẻ bản địa, nhất là Việt Nam.
Cần liên kết để phát triển doanh nghiệp điện tử
Trong số các doanh nghiệp điện tử có tới khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.