Thứ sáu 09/05/2025 23:46
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, chiếm vị trí cao trên trường quốc tế

29/12/2020 13:45
Sáng ngày 29/12, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương kết hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đã tổ chức tọa đàm " Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập”.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và sắp có hiệu lực, cùng với việc đổi mới chính sách của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho chương trình, qua đó hình ảnh Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, chiếm lĩnh vị trí cao trên trường quốc tế. Tọa đàm được tổ chức với mục đích cung cấp những kiến thức, kinh nghiệp thực tiễn về phát triển thương hiệu hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” diễn ra sáng ngày 29/12
Tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” diễn ra sáng ngày 29/12.

Tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” gồm các phiên đối thoại mở và đa chiều giữa các đại diện của cơ quan quản lý, chuyên gia thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng.

Tại buổi tọa đàm, những câu hỏi mang tính thời sự được thảo luận một cách thẳng thắn, cởi mở như: Tầm quan trọng của thương hiệu quốc gia? Vị thế thực sự của Thương hiệu quốc gia Việt Nam? Mối quan hệ giữa thương hiệu quốc gia với thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp là gì? Những thách thức mà doanh nghiệp Việt phải đối diện ngay trên “sân nhà”?. Học hỏi được gì từ chiến lược phát triển thương hiệu của các quốc gia khác?... Buổi tọa đàm đã thu hút được sự tham gia của trên 150 đại diện đến từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới phát triển thương hiệu và xuất nhập khẩu.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, từ năm 2003 Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các bộ ngành triển khai chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Sau 17 năm, đến nay đã có 124 doanh nghiệp được công nhận đạt Thương hiệu Quốc gia với những kết quả kinh doanh ấn tượng. Các doanh nghiệp này đạt tổng doanh thu khoảng 1.430 nghìn tỷ đồng và xuất khẩu đạt 137 nghìn tỷ đồng năm 2019.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại phát biểu khai mạc
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại phát biểu khai mạc.

Ông Phú cũng cho biết, cho đến nay đã có 80 nước triển khai xây dựng chương trình thương hiệu quốc gia để phát triển thị trường ngoài nước. Do vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết. Xây dựng thương hiệu quốc gia chính là tạo dựng hình ảnh Việt Nam thông qua hình ảnh sản phẩm và dịch vụ trong con mắt người tiêu dùng trong nước cũng như các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế.

Ngay sau đó, một diễn đàn mở đã được tổ chức. Ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, để được công nhận là Thương hiệu quốc gia thì đó phải là doanh nghiệp Việt Nam và sản xuất ra sản phẩm tại Việt Nam với ít nhất 51% cấu thành sản phẩm là từ các yếu tố trong nước.

Đại diện cho các doanh nghiệp có sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse cũng nêu quan điểm: “Bản chất các doanh nghiệp đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng… Thông thường việc phát triển thương hiệu chiểm khoảng 30% cho tổng chuối giá trị của doanh nghiệp. Vậy quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng. Từ đó chúng ta cần hiểu chính xác về Thương hiệu quốc gia Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước”… Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV khẳng định, thương hiệu phải gắn với tầm nhìn. Toàn cầu hoá với mọi doanh nghiệp không thể có ngay lập tức và quan trọng là phải thích nghi với hệ sinh thái toàn cầu hoá. Ông cũng cho biết, nếu doanh nghiệp muốn học hỏi các thương hiệu đã thành công thì về cơ bản sẽ không học được gì. Nguyên nhân vì mỗi quốc gia và doanh nghiệp đều có những đặc thù, bản sắc riêng. Vì thế, học hỏi kinh nghiệm tuy là điều cần thiết những mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng thương hiệu mang đặc thù, bản sắc riêng của mình.

Là một doanh nghiệp mới được công nhận đạt thương hiệu quốc gia năm 2020, bà Phạm Thị Kim Loan – Chủ tịch doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Ngân Hà cho rằng, khi vươn ra thị trường nước ngoài, việc đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam là phải đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho sản phẩm của mình ở nước sở tại. Giá trị thương hiệu quốc gia với các doanh nghiệp không phải là một giải thưởng mà chính là chứng nhận quy trình quản lý chất lượng sản phẩm.

Để các sản phẩm, hàng hoá Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu, ông Hoàng Minh Chiến cho biết, rất cần một chính sách rõ ràng để định nghĩa rõ ràng về sản phẩm của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam…

Ông Richard Moore – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Sáng tạo Công ty Richard Moore Associates đã gửi lời phát biểu tới buổi toạ đàm với thông điệp khẳng định, chính yếu tố thiết kế đã tạo nên thương hiệu cho các doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Tuy nhiên, biểu trương (logo) và bộ nhận diện thương hiệu cùng tạo dáng công nghiệp cho sản phẩm không phải là tất cả mà còn cả chuỗi giá trị về quản trị, sản xuất, phân phối, marketing…

Thông qua việc chia sẻ trao đổi và thảo luận thẳng thắn, tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” đã đưa ra nhiều kiến nghị, tham mưu khả thi cho Chính phủ và cơ quan liên quan trong việc xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập. Chương trình cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vươn tới những giá trị thương hiệu mới, từ đó chủ động nâng tầm Thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.

Bảo Bảo

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.