Thứ năm 03/07/2025 10:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Đây là nội dung quan trọng nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg (ngày 9/12/2024) của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Sẽ giải ngân hàng chục triệu USD cho các dự án xanh ở Việt Nam Doanh nghiệp tiếp cận lãi suất ưu đãi nhờ các dự án xanh BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh

Chỉ thị được ban hành nhằm thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg (ngày 1/10/2024) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, nhằm bảo đảm Chiến lược được triển khai đúng lộ trình, hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tăng trưởng xanh cần được lồng ghép trong các quy hoạch phát triển
Tăng trưởng xanh cần được lồng ghép trong các quy hoạch phát triển.

Tại Chỉ thị số 44/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời lồng ghép, tích hợp mục tiêu, nhiệm vụ tăng trưởng xanh vào các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp luật của các ngành, lĩnh vực dự kiến ban hành trong thời gian tới; rà soát, đánh giá tiềm năng của các ngành, lĩnh vực mới trong tăng trưởng xanh.

Đẩy nhanh thực hiện các chương trình, dự án, đề án thí điểm các mô hình mới gắn với tăng trưởng xanh; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của tăng trưởng xanh cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh.

Việc thu hút nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của Chỉ thị số 44/CT-TTg. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường vận động, huy động mọi nguồn lực cho tăng trưởng xanh; sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo hướng ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh; xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thúc đẩy tăng trưởng xanh, cơ chế hỗ trợ dự án thí điểm xanh tại Việt Nam; tổng hợp danh sách các dự án thí điểm xanh, danh mục các nhiệm vụ, dự án xanh trọng điểm trong từng thời kỳ.

Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng xanh; xây dựng, hoàn thiện chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh; khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh đặc biệt là tín dụng xanh và ngân hàng xanh; xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực cho tín dụng xanh, chính sách tín dụng ưu đãi cho các dự án xanh; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cấp tín dụng xanh, tập trung nguồn vốn cho các ngành kinh tế xanh, dự án xanh, thân thiện với môi trường.

Việc tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo cũng là nội dung đáng chú ý nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương cơ cấu lại, nâng cấp các ngành công nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp xanh như năng lượng tái tạo, hydrogen, phương tiện vận tải điện, hạ tầng sạc điện...; hoàn thiện và thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cam kết về các mục tiêu năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng toàn cầu; đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện các giải pháp thích ứng với Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM).

Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện danh mục quốc gia tổng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải cacbon thấp trong các ngành sản xuất; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cho tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, triển khai nghiên cứu phát triển và ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là công nghệ sản xuất, lưu trữ, phân phối và sử dụng hydrogen; thu giữ/sử dụng carbon (CCS/CCUS); nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến, đổi mới công nghệ sạch trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tư nhân lớn theo hướng chuyển dịch sang kinh tế carbon thấp, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai; ưu tiên bố trí các nguồn lực, đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất...

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách về trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon; trình ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh; hoàn thiện bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở xác định và phân loại các hoạt động kinh tế; hoàn thiện các quy định, chính sách, các hướng dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đẩy nhanh việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Bộ Xây dựng xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và công cụ giám sát, đánh giá phát triển đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, công trình xây dựng xanh, hạ tầng công cộng và các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng phát thải carbon thấp; sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch.

Hoàn thiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, tập trung nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, chiếu sáng, cấp năng lượng…).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu, trọng tâm là các công trình thủy lợi, nước sạch phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tập trung triển khai hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Các giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg nhằm khắc phục các hạn chế thách thức trong triển khai tăng trưởng xanh như một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tăng trưởng xanh chưa được kịp thời lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư công dẫn đến sự thiếu đồng bộ, thiếu nguồn lực triển khai ở các bộ, ngành, địa phương.

Khung khổ thể chế, chính sách cho đầu tư cho tăng trưởng xanh còn phân tán, các công cụ tài chính xanh chưa hoàn thiện, thiếu những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư mang tính đột phá cho tăng trưởng xanh, dẫn tới chưa tạo được môi trường thuận lợi để tiếp cận, huy động, thu hút và tiếp nhận nguồn lực cho tăng trưởng xanh. Năng lực triển khai còn hạn chế, nhận thức về vai trò và lợi ích của tăng trưởng xanh chưa thực sự đi sâu vào tư duy của người dân và doanh nghiệp.

Tin bài khác
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.