Vượt rào kỹ thuật, nông sản thực phẩm xuất khẩu mạnh vào châu Âu
- Thương hiệu
- 10:17 20/08/2018
Từ đầu năm 2018 đến nay, do không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, có hơn 40 trường hợp doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm nhận cảnh báo bị trả hàng từ thị trường châu Âu.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp ngành nông sản, thực phẩm
Thông tin được Ban tổ chức Hội thảo “Vượt qua hàng rào kỹ thuật ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu châu Âu” cho biết ngày 17/8, tại TP. Hồ Chí Minh.
Bà Vũ Kim Hạnh- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HDN HVNCLC) cho hay, hội thảo do HDN HVNCLC, Dự án HVNCLC- Chuẩn hội nhập phối hợp cùng Công ty Bureau Veritas phối hợp tổi chức, nhằm hỗ trợ các DN thực phẩm, nông sản Việt Nam hiểu rõ các hàng rào kỹ thuật cũng như gỡi ý giải pháp trong việc thay đổi sản xuất theo hướng tập trung vào tiêu chuẩn chất lượng nông sản, thực phẩm theo hướng phát triển và hội nhập.
Xuất khẩu nông sản, thực phẩm còn nhiều cơ hội
Việt Nam là một trong những quốc gia định hướng phát triển xuất khẩu và nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu hàng hóa trên thế giới, các doanh nghiệp (DN) Việt thời gian qua đã nỗ lực đáp ứng và vượt qua hàng rào kỹ thuật ngành nông sản, thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, một trong những thị trường khó tính với các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cao nhất thế giới.
Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm trên thế giới
Bà Marieke Van Der Pijl – Chuyên gia Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu hàng hóa trên thế giới. Hiện nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu thô nên còn nhiều cơ hội cải tiến chế biến để tăng giá trị gia tăng cao hơn.
Lý giải về nguyên nhân, các mặt hàng của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào châu Âu cũng như một số thị trường khác, bà Marieke Van Der Pijl cho rằng, là do vướng vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể, mặc dù các mặt hàng xuất khẩu đều đã được chứng nhận chất lượng tại Việt Nam, nhưng mỗi quốc gia và khu vực có tiêu chuẩn khác nhau nên chứng nhận chất lượng của quốc gia về hàng hóa chưa đảm bảo “thông hành” cho hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ...
Do đó, khi xuất khẩu vào thị trường nào, DN Việt Nam chỉ cần chứng nhận hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường đó để đáp ứng yêu cầu và tiết kiệm chi phí. Đơn cử, các lô hàng bị nhận cảnh báo và từ chối nhập khẩu vào thị trường châu Âu chủ yếu do dây chuyền lạnh bị đứt quãng trong quá trình vận chuyển, đóng gói chưa bảo bảo an toàn thực phẩm, vượt mức dư lượng kháng sinh theo tiêu chuẩn quy định... khi hàng hóa Việt Nam nhận cảnh báo của thị trường châu Âu, thì DN không những mất thị trường, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Theo thống kê, trong 10 quốc gia Đông Nam Á, thì Việt Nam chiếm hơn 1/3 số trường hợp nhận cảnh báo từ thị trường châu Âu. Do đó theo ông Nguyễn Huy- Giám đốc khối thực phẩm Công ty Bureau Veritas, DN có thể tiếp cận thông tin về những cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm (RASFF) tại thị trường châu Âu để giảm rủi ro cho công ty và ngành hàng của mình.
Hiện mặt hàng nông sản nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, qua các trường hợp nhận cảnh báo từ thị trường châu Âu, mặt hàng nông sản đang nổi lên và điều này tương đồng với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này khá thành công trong những năm gần đây.
Được biết RASFF thành lập năm 1979 như là một trung tâm chia sẻ thông tin của các thành viên EU 28 – Ủy ban an toàn thực phẩm liên quốc gia, nhằm cung cấp dịch vụ thông tin trực tuyến mang tên “Round the clock” – vòng tròn thông tin bảo đảm việc gửi đi thông báo, nhận, phản hồi và hiệu quả xử lý thông tin, nhằm phổ biến thông tin đến cộng đồng người tiêu dùng châu Âu kịp thời và tin cậy. Sức mạnh của các dịch vụ RASFF có thể dẫn đến những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và chất lượng bị thu hồi khỏi thị trường và đánh dấu báo động về uy tín của sản phẩm tại thị trường châu Âu.
Ngoài ra, hiện nay tiêu chuẩn an toàn thực phẩm yêu cầu phổ biến nhất tại thị trường châu Âu có thể kể đến là tiêu chuẩn BRC phiên bản 8 (ra đời 1998) – Chứng nhận kiểm soát chất lượng và an toàn thực, giúp kết nối nhà bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất và thị trường châu Âu. Đây là tiêu chuẩn gồm các yêu cầu kiểm soát hàng nhái, hàng giả và kiểm soát việc phê duyệt nhà cung cấp. Mặt khác, tiêu chuẩn BRC khuyến khích minh bạch hơn và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong chuỗi cung cấp.
Tăng ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm nông sản, thực phẩm
Việt Nam có nhiều sản phẩm tiềm năng nhưng chưa đạt chứng nhận tiêu chuẩn để xuất khẩu
Việt Nam có nhiều sản phẩm tiềm năng, nhưng chưa xuất khẩu được do không được quảng bá, giới thiệu…, DN Việt Nam cần tăng giá trị cao hơn cho sản phẩm bằng cách cải tiến bao bì, mẫu mã... Đặc biệt, quy trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo quy trình chất lượng theo thông lệ quốc tế, cũng như phù hợp với các thị trường xuất khẩu.
Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã có đên 60 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, điều này tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới, đây là một công cụ hiệu quả mà DN cần kiên trì theo đuổi. Chính phủ nên có cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa danh mục các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý của Việt Nam.
Dự báo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có khả năng rất cao sẽ được thông qua vào cuối năm 2018, sẽ mở ra cơ hội xuất nhập khẩu cho cộng đồng DN hai bên. Tuy nhiên, EVFTA cũng đòi hỏi các DN phải cạnh tranh bằng năng lực của hàng hóa tiêu chuẩn cao hơn, vượt qua rào cản kỹ thuật như dán nhãn, đóng gói, thông tin hàng hóa và nhất là những vấn đề về chứng nhận chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật…
Ngoài ra, khi EVFTA được ký kết, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu được giảm, miễn thuế theo lộ trình, nhưng DN cần chú ý về quy tắc xuất xứ nguồn gốc sản phẩm và đây là vấn đề rất quan trọng trong tận dụng lợi thế của EVFTA. Theo các chuyên gia, hàng hóa nông sản, thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận tại thị trường nhập khẩu châu ÂU, sẽ giúp DN tăng ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm và ngành hàng.
Đối với thị trường châu Âu còn ưa chuộng tiêu chuẩn Global GAP – Bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), nên nếu áp dụng cùng tiêu chuẩn này các DN Việt Nam sẽ dễ thương thảo với nhà nhập khẩu và cơ hội xuất khẩu cũng cao hơn vào thị trường châu Âu.
Rõ ràng, trong bối cảnh có quá nhiều yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc DN Việt Nam đạt các chứng nhận tiêu chuẩn là một yếu tố hết sức quan trọng, để xuất khẩu vào các thị trường khó tính, trong đó có thị trường châu Âu.
Tin liên quan
#Nông sản
Lào Cai và Vân Nam Xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản
Sáng 13/7, tạiThành phố Lào Cai, Cục xúc tiến thương mại ( Bộ Công Thương ) , Sở Công Thương Lào Cai và Ty thương vụ Vân Nam ( Trung Quốc ) tổ chức Hội nghị kết nối , xúc tiến xuất, nhập khẩu nông sản , trái cây, thủy hải sản , với sự tham gia của 100 doanh nghiệp Việt Nam hơn 60 doanh nghiệp Trung Quốc.

Nông sản miền Tây lần lượt rớt giá
Do phát triển diện tích ồ ạt, phụ thuộc vào thương lái nên nhiều loại cây trồng ở ĐBSCL lại rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa - mất giá. Nhà nông ở ĐBSCL đang đứng ngồi không yên vì nhiều loại nông sản vào chính vụ, rớt giá thê thảm.

Bộ Công Thương: Kết nối cung - cầu, tìm đầu ra ổn định cho nông sản
Giải pháp quan trọng hàng đầu của Bộ Công Thương trong thời gian tới là chủ trì, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kết nối cung - cầu để tìm đầu ra ổn định cho nông sản.
Đọc thêm Thương hiệu
Toyota triệu hồi hàng loạt mẫu xe vì nguy cơ lỗi dễ chết máy
Ngày 22-1, Toyota Việt Nam thông báo thực hiện chương trình triệu hồi mở rộng để kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu trên các dòng xe thương hiệu Toyota lắp ráp ở Việt Nam và nhập khẩu với 11.693 xe.
Netflix mong muốn trở thành ưu tiên hàng đầu đối với dịch vụ phát trực tuyến
Netflix cho hay, chiến lược của họ trong tương lai rất đơn giản, đó là họ muốn cải thiện Netflix mỗi ngày để làm hài lòng các thành viên của công ty tốt hơn, biến nó trở thành ưu tiên hàng đầu đối với dịch vụ phát trực tuyến.
Nước đóng chai Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại Anh
Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại thị trường nước Anh theo cách chẳng ai ngờ tới... Hàng chục triệu USD chi cho quảng cáo bị “bốc hơi” vô nghĩa, những chai nước được quảng cáo là tinh khiết thì bị người mua tẩy chay.
Vắc-xin Covid-19 “Made in Việt Nam” thứ hai được tiêm thử nghiệm trên người
Hôm nay, ngày 21/1, vắc xin ngừa Covid-19 thứ 2 của Việt Nam mang tên Covivac sẽ khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người tình nguyện tại Đại học Y Hà Nội. Vắc-xin Covivac sẽ được sản xuất từ đầu năm 2022.
Làm gì để gạo ST25 thương mại hoá toàn cầu?
Sau sự kiện gạo ST25 rớt hạng và chỉ đạt giải nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2020 được tổ chức tại Mỹ, tôi rất đồng cảm với KS Hồ Quang Cua (tác giả của chuỗi giống lúa thơm mang thương hiệu ST) và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Vinamilk "xông đất” đầu năm với lô sản phẩm sữa hạt và sữa đặc lớn đi Trung Quốc
Vào những ngày đầu năm 2021, Vinamilk “xông đất” năm mới với lô hàng lớn xuất khẩu đi Trung Quốc gồm 2 sản phẩm sữa hạt và sữa đặc.
Netflix tiếp tục kinh doanh, phát triển thành công ngoài mong đợi trong thời gian dịch COVID-19
Theo báo cáo cập nhật doanh thu hằng quý của Netflix, dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới này có thêm khoảng 8,5 triệu thuê bao trả phí trong quý IV/2020, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp hãng vừa nâng phí đăng ký.
Gojek đang tìm cách mở rộng thị phần và tối đa hóa tiềm năng kinh doanh các thị trường nước ngoài
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh sự đình trệ của ngành công nghiệp vận tải Indonesia có thể vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2021.
Reuters: Grab đang cân nhắc IPO tại Mỹ trong 2021
Theo hãng tin Reuters, Grab đang cân nhắc phương án niêm yết tại Mỹ trong năm nay trong bối cảnh tâm lý các nhà đầu tư ưu ái các thương vụ IPO mới.
Triết lý đưa VinFast nhanh chóng chiếm vị trí top 1 các phân khúc
VinFast đã chính thức cán đích năm 2020 ở vị trí số 1 các phân khúc. Hãng xe Việt đang dẫn dắt thị trường ô tô không chỉ bởi chất lượng mà còn ở cách kinh doanh thực sự coi khách hàng là số 1 - điều mà các đối thủ thường chỉ coi là "khẩu hiệu".