Vòng xoáy COVID-19 làm 70% người lao động Việt Nam "khó thở"
- Vấn đề
- 15:17 06/01/2021
DNHN - Do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...

32 triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu tình hình lao động việc làm quý 4/2020 và cả năm 2020 sáng 6/1 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Quang Vinh cho biết, tình hình lao động, việc làm quý IV/2020 có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người làm công hưởng lương có xu hướng tăng so với các quý trước.
Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 71,6% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 64,7% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 26,4%.
Thông tin tại buổi họp báo, bà Vũ Thị Thu Thủy, Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê - Tổng cục Thống kê, cho biết tính chung năm 2020, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi là gần 1,2 triệu người, tăng 277.800 người so với năm 2019.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,51%; trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,93%.
Hơn một nửa số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2020 đang làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 53,7%, giảm 15,6 điểm phần trăm so với năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2%, tăng 10,7 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ chiếm 26,1%, tăng 4,9 điểm phần trăm.
Như vậy, tình trạng thiếu việc làm hiện nay không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mà đang tăng lên ở cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động quý 4/2020 đạt 5,7 triệu đồng, tăng 212.000 đồng so với quý trước và giảm 108.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Cần thực hiện đồng bộ các chính sách
Tổng cục Thống kê nhận định, đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều "sóng gió", với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt.
Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng gắng sức của nhân dân, tình hình lao động việc làm trong những tháng cuối năm 2020 đã được cải thiện đáng kể. Kết quả này góp phần vừa thực hiện mục tiêu phòng chống dịch vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.
Để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thống kê nhận thấy, cần thực hiện đồng bộ các chính sách, trong đó:
Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động.
Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Ba là, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Gia Gia
Tin liên quan
#dịch COVID-19

Tàu biển quốc tế đến Việt Nam giảm 6% trong 2 tháng đầu năm 2021
Thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam, 2 tháng đầu năm, tàu ngoại thông qua cảng biển Việt Nam chỉ đạt trung bình hơn 4.900 lượt...

Gần 1000 doanh nghiệp địa ốc giải thể trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Theo thông tin mới nhất vừa được Bộ Xây dựng công bố, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2020, ngành bất động sản có 978 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 15,5% so với năm 2019...

Kinh tế Việt Nam đầu năm duy trì được đà phục hồi nhưng vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong tháng tới ra sao vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19.

Tạm ngừng nhiều giải thể thao quan trọng trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19
Để phòng dịch COVID-19, Ban Điều hành các Giải Bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2021 quyết định tạm dừng Giải Bóng đá vô địch quốc gia - LS 2021 kể từ vòng 4 của giai đoạn 1.

Thủ tướng ban hành Công điện tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 2/12/2020 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an tiếp tục tăng cường quản lý biên giới, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Ngành dệt may "khát" đơn hàng, xoay xở vượt khó
Hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.
Đọc thêm Vấn đề
Hãng hàng không, lữ hành tăng tần suất, thị trường khai thác phục vụ khách du lịch
Du lịch tỉnh Kiên Giang đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt sau dịch Covid-19 và được dự đoán sẽ thu hút đông khách du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang cấp nước cho người dân vùng hạn, mặn
Do tình hình hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, hơn nửa tháng nay, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang rơi vào cảnh thiếu nước ngọt để sinh hoạt.
FAO: Tháng 3/2021, giá lương thực thế giới tiếp tục tăng
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc - FAO, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng trong tháng 3/2021, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 10 liên tiếp.
Phản đối thuốc lá thế hệ mới với chiêu trò tinh vi đang tấn công giới trẻ
Tại hội thảo cập nhật thông tin về tác hại của sản phẩm thuốc lá mới do Bộ Y tế tổ chức ngày 8-4, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng việc phòng chống tác hại của thuốc lá là cuộc đấu tranh dai dẳng, trường kỳ giữa lợi ích sức khỏe với các công ty đa quốc gia, công ty sản xuất thuốc lá.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Nhà nước hỗ trợ hoặc mua lại các trạm BOT sai vị trí là không phù hợp
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận thấy, nếu chỉ căn cứ vào sự phản đối quyết liệt của người dân quanh trạm thì chưa đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để xem xét, quyết định dùng ngân sách mua lại các dự án BOT.
Đài phát thanh - truyền hình Quảng Bình cần bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để cụ thế hóa vào nhiệm vụ chuyên môn
Vừa qua, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Quảng Bình nhằm đánh giá công tác thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ phát triển thời gian tới.
Quảng Bình: Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiểm tra tiến độ khắc phục về nhà ở cho người dân di dời do sạt lở
Đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện khắc phục thiệt hại về nhà ở cho các hộ dân phải di dời khẩn cấp do sạt lở đất ở huyện Tuyên Hóa và huyện Minh Hóa. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị, địa phương có liên quan.
Xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất lúa - tôm hữu cơ tại Kiên Giang
Vừa qua, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng làm trưởng đoàn đến khảo sát mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng hữu cơ ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Đề xuất điều chỉnh giá trần, giá sàn vé máy bay - Bộ GTVT nói gì?
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, giá trần, giá sàn vé máy bay liên quan đến hành khách nhiều nên phải đánh giá tác động, xin ý kiến nhiều cơ quan liên quan.
Khánh Hòa: Mùa du lịch năm nay bắt đầu khởi sắc
Năm nay kỳ nghỉ lễ 30/4 và mồng 1/5 kéo dài 4 ngày, tình hình dịch bệnh covid – 19 đang được kiểm soát tốt, cộng với tâm lý “khát” du lịch của người dân đã kéo dài hơn một năm nay nên ngành Du lịch cả nước nói chung và Khánh Hòa nói riêng đang đứng trước những hy vọng mới.