
Vĩnh Phúc: “Khai tử” dự án nhà ở xã hội tại Phúc Yên của Công ty Đại Phát
Chỉ xây dựng được 1 dãy nhà kho sau hơn 10 năm được giao 7.648m2 đất, dự án nhà ở xã hội (NOXH) của Công ty Đại Phát đã bị tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thu hồi và chấm dứt hiệu lực pháp lý.

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 1457/QĐ-UBND về việc thu hồi, chấm dứt hiệu lực pháp lý của các quyết định liên quan đến địa điểm và quy hoạch chi tiết thuộc dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại phường Đồng Xuân, TP. Phúc Yên.
Quyết định do ông Vũ Chí Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc,ký ngày 5/8 nêu rõ, thu hồi và chấm dứt hiệu lực pháp lý đối với Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 29/01/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt địa điểm xây dựng NOXH, và Quyết định số 2623/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại phường Đồng Xuân, TX. Phúc Yên do Công ty TNHH Sản xuất thương mại và dịch vụ Đại Phát (Công ty Đại Phát) làm chủ đầu tư.
Lý do được nêu ra là do trước đó UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định 1398/QĐ-UBND ngày 26/07/2022 thu hồi đất đã giao cho Công ty Đại Phát tại phường Đồng Xuân, TP. Phúc Yên để giao cho UBND TP. Phúc Yên quản lý theo quy định.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng giao Sở Xây dựng và UBND TP. Phúc Yên cập nhật thông tin quy hoạch vào quy hoạch xây dựng liên quan làm cơ sở quản lý theo quy định.
Trước đó, vào hôm 14/6, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã phát đi thông báo số 1874/STNMT-QLĐĐ về việc thu hồi đất đã giao thực hiện dự án khu nhà ở thu nhập thấp tại phường Đồng Xuân do Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Đại Phát làm chủ đầu tư.
Thông báo này nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản số 2872/UBND-CN3 ngày 05/5/2022 về việc tổ chức quyết liệt việc kiểm tra, rà soát, thanh tra và xử lý các dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh.
Ngày 26/5, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của dự án Khu nhà ở thu nhập thấp tại phường Đồng Xuân. Tại buổi làm việc, đại diện Công ty Sản xuất và Thương mại dịch vụ Đại Phát vắng mặt không lý do.
Kết quả kiểm tra cho thấy, dự án đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Quyết định số 1102/QĐ-UBND ngày 09/5/2011 để thực hiện dự án xây dựng Khu nhà ở thu nhập thấp theo QHCTXD tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, với diện tích thực hiện dự án là 7.648m2.
Tính tới thời điểm kiểm tra hiện trạng, khu đất được giao mới xây dựng 1 dãy nhà kho, ngoài ra không có công trình nào trên đất. Nhà đầu tư chưa triển khai các hạng mục theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp thu hồi đất do vi phạm điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
Căn cứ kết quả kiểm trạng và ý kiến của đơn vị tham dự, Sở TN&MT đã báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản số 1694/STNMT-QLĐĐ ngày 31/5/2022 và được UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất tại Văn bản số 3727/UBND-NN5 ngày 8/6/2022.
Mai Hoàng
- Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XII: Nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng của thị trường bất động sản
- Apple giải thích việc ưu tiên Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
- Indonesia chính thức siết chặt hoạt động giao dịch thương mại điện tử
- Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
- Các lãnh đạo doanh nghiệp gợi mở về cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế hiện nay
Cùng chuyên mục


Cụm Công nghiệp Tú Phương - Cơ hội vàng đầu tư hoàn hảo tại khu vực Nam Bộ

VCCI đề nghị xem xét lại nhiều nội dung trong dự thảo Luật Đất đai

Một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Sai phạm đất đai và khoáng sản, Bất động sản Thái Công bị xử phạt

Bộ Tài chính: Quản lý các khoản thu từ kinh doanh thương mại điện tử, chống chuyển giá, trốn thuế thu từ bất động sản
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"