Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP phục hồi mạnh năm 2022
- 12
- Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
- 13:08 15/01/2022
DNHN - Các tổ chức tài chính nước ngoài vừa đưa ra dự báo khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ ở mức 6,5-6,7%, nhờ sự phủ rộng của vaccine phòng COVID-19 và các chính sách phục hồi kinh tế.
Kinh tế phục hồi mạnh sau giai đoạn chạm đáy
Dự báo của Ngân hàng Standard Chartered đưa ra trong báo cáo nghiên cứu toàn cầu xuất bản gần đây với tựa đề “Tiếp tục chống chọi với các thách thức” và báo cáo kinh tế vĩ mô chuyên sâu về Việt Nam “Việt Nam - quay trở lại với mức tăng trưởng cao”.
Theo dự báo này, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,7% và khoảng 7% vào năm 2023. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục có triển vọng tích cực trong trung hạn.
Các chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, môi trường thương mại toàn cầu được cải thiện sẽ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022, mặc dù nhập khẩu có thể sẽ vẫn tăng cao. Nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu cải thiện. Tốc độ gia tăng thu nhập tại Việt Nam trong những năm gần đây cao hơn chi tiêu, từ đó mang đến một nguồn dự trữ tiết kiệm giúp chống chọi với đại dịch.

Theo ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered: “Dịch COVID-19 tiếp tục là một rủi ro lớn, ít nhất trong ngắn hạn. Quý 1/2022 là giai đoạn các nhà máy có thể sẽ quay trở lại hoạt động hết công suất cũng như Chính phủ đưa ra chương trình kích thích kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy sự phục hồi một cách rõ ràng hơn trong tháng 3 cuối năm nay” ông Tim Leelahaphan nhận định.
“Nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 khi tình hình dịch bệnh trên toàn cầu cải thiện. Tốc độ gia tăng thu nhập tại Việt Nam trong những năm gần đây cao hơn chi tiêu, từ đó mang đến một nguồn dự trữ tiết kiệm giúp chống chọi với đại dịch”, ông Tim Leelahaphan nhận định.
Khép lại năm 2021, Việt Nam phục hồi vững vàng sau giai đoạn “chạm đáy” tồi tệ nhất và tin rằng Việt Nam sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng vững vàng trên mọi mặt. Sản xuất và xuất khẩu kỳ vọng sẽ tiếp tục vị thế dẫn đầu, một phần là nhờ những cam kết thu hút đầu tư nước ngoài ổn định.
Trong báo cáo “Vietnam at a glance - Kết thúc có hậu cho một năm khó khăn” mới công bố, Ngân hàng HSBC cũng nhận định, sau hai năm tăng trưởng chậm lại, Việt Nam sẽ tăng tốc tăng trưởng lên 6,5% trong năm 2022. Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu.
HSBC cho rằng, trở ngại lớn nhất cần lưu ý chính là đợt bùng dịch COVID-19 đang diễn ra, nhất là với sự xuất hiện của biến chủng Omicron có tốc độ lây lan mạnh và dịch bệnh hiện đã lan ra khắp cả nước.
“Điều đáng mừng là tình hình triển khai vaccine của Việt Nam đã tốt hơn trước rất nhiều, đủ để tránh việc giãn cách xã hội diện rộng như trước đây. Thành phố Hồ Chí Minh đã dẫn đầu cả nước trong việc triển khai tiêm bổ sung cho đối tượng ưu tiên từ đầu tháng 12/2021, còn Chính phủ đặt mục tiêu hết quý 1/2022 cả nước phải hoàn thành chiến dịch tiêm mũi bổ sung. Vì vậy, thời điểm có thể gỡ bỏ các quy định hạn chế và mở rộng hoạt động đi lại quốc tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ứng phó với đại dịch của Việt Nam”, báo cáo của HSBC nhận định.
Minh Hải - Hoàng Vân
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
Đọc thêm Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
Kiềng 3 chân giúp hộ nuôi làm giàu
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” là câu nói tâm đắc của những người làm nghề canh trì. Có những lúc thăng trầm, nhưng nghề nuôi cá vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống của họ. Nghề này, tuy vất vả nhưng nếu “thuận buồm, xuôi gió”, có thể giúp nông dân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, nuôi cá không gặp thời, cũng khiến họ phải chịu cảnh trắng tay.
Dự án hơn 2 tỷ đô: Khởi đầu đắt giá cho du lịch đêm Quy Nhơn
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế cho Quy Nhơn – Bình Định. Trong đó sự xuất hiện của dự án hơn 2 tỷ đô MerryLand Quy Nhơn được nhìn nhận là khởi đầu đắt giá, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm – mảnh ghép còn thiếu của du lịch Bình Định.
VPCorp và HKT Group ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác
Sáng 12/5/2022, tại TP,HCM đã chính thức diễn ra Lễ khai trương Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh VP (VPCORP) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc HKT (HKT GROUP). Cũng tại sự kiện, VPCORP và HKT GROUP đã ký kết hợp tác cùng hai đơn vị uy tín trong ngành bất động sản là: Phú Đông Group và Thang Long Real Group.
Hà Nội chuyển mình để thích ứng
Qua hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là tiền đề để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, thích ứng an toàn, nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Tổng thống Sierra Leone đánh giá cao việc Việt Nam chọn ngành IT là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước
Trong chuyến thăm Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng thống Julius Maada Bio, ông đã đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chọn công nghệ thông tin là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước. Đặc biệt, là việc xây dựng, hình thành và phát triển các khu Công nghệ cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định đây là điều mà Sierra Leone sẽ học tập.
Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Trong Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời.
Doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
Nhân lực, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung đẩy mạnh đầu tư ngay từ đầu năm 2022, với kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội mở ra từ nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi trước đại dịch Covid-19.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu, vào năm 2025, trị giá xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD.
TP. Hồ Chí Minh tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư trong điều kiện bình thường mới
Sau những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 gần đây, TP. Hồ Chí Minh bước vào năm mới với quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm củng cố vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bài viết dưới đây, giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Burkhard Schrage đưa ra ba gợi ý để thành phố thành công trên bình diện này trong điều kiện bình thường mới.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Một số vấn đề trong việc điều hành giá cả thị trường trong năm 2022
Năm nay là năm thứ 2 Việt Nam trải qua cơn đại dịch Covid chưa từng có, nó tác động mạnh mẽ vào từng gia đình và mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.