Thứ sáu 20/09/2024 08:03
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Viện trưởng VEPR: “Chúng ta ở thế bị chọn khi vốn FDI vào Việt Nam”

12/10/2020 00:00
Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, nguồn vốn tại Việt Nam cũng có tăng nhưng là từ các công ty tầm trung với công nghệ tương ứng.
aa

Viện trưởng VEPR: “Chúng ta ở thế bị chọn khi vốn FDI vào Việt Nam”

Ảnh minh họa.

Trích dẫn số liệu từ Báo cáo kinh tế xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,67 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới trong 6 tháng đầu năm.

Cụ thể, trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 6 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1,67 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1,24 tỷ USD, chiếm 16,7%; Nhật Bản 972 triệu USD, chiếm 13,1%; Đặc khu Hành chính HongKong (TQ) 920,8 triệu USD, chiếm 12,4%; Singapore 858 triệu USD, chiếm 11,6%; Thái Lan 347,9 triệu USD, chiếm 4,7%; Quần đảo Vigin thuộc Anh 312,8 triệu USD, chiếm 4,22%; Đài Loan 311,8 triệu USD, chiếm 4,21%.

FDI từ Trung Quốc đổ về Việt Nam

Nhận định về con số này, PGS, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho hay, đối với cuộc dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc, nhiều ý kiến nhận định rằng Việt Nam đáng nhẽ có khả năng nhận được rất nhiều và ở trong trạng thái chọn những dòng vốn tốt nhất. Tuy vậy, thực tế là chúng ta lại "bị chọn" thay vì "được chọn".

Khi các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc, họ chỉ thấy Việt Nam có năng lực ở mức độ nào đó. Đặc biệt là trong dài hạn, đợt chuyển dịch này các nhà đầu tư phải đặt nhà máy trong ít nhất 10, 15 năm thì họ phải nhìn nhận trong 5 -10 năm Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu của họ hay không trong khi rõ ràng Việt Nam lại có những ràng buộc.

"Các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Nhật chuyển đến Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Nguồn vốn tại Việt Nam cũng có tăng nhưng là từ các công ty tầm trung với công nghệ tương ứng", ông Thành nói.

Nhận định về dòng vốn FDI từ Trung Quốc đang đổ về Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài cho hay, trong những năm trước khi các đoàn chủ tịch của Hiệp hội sang thăm và làm việc với nhiều đối tác Trung Quốc chủ yếu họ muốn bán hàng cho Việt Nam thay vì đầu tư. Tuy nhiên, sang đến cuối năm 2018, nhiều doanh nghiệp lại liên hệ muốn đầu tư tại Việt Nam.

"Trong 3 năm gần đây, nhất là cuối năm 2018 và đầu năm 2019, nhà đầu tư Trung Quốc có sự đột phá đầu tư vào Việt Nam. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc và HongKong là những nhà đầu tư có giá trị đầu tư vào Việt Nam ở thứ hạng rất cao, so sánh với Mỹ giá trị đầu tư từ khu vực này cao gấp nhiều lần", ông Toàn chỉ ra.

"Với làn sóng đầu tư từ Trung Quốc, chúng ta phải sáng lọc những dự án cao nghệ cao, thân thiện với môi trường chứ không phải cứ nhìn thấy nhà đầu tư Trung Quốc là chúng ta đuổi", ông Toàn nhìn nhận.

"Điểm nghẽn" về hấp thụ vốn FDI

Tuy nhiên, ông Toàn cũng chỉ ra rằng, khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam còn rất hạn chế, khi các nhà nước ngoài đầu tư vào, chỉ có lao động Việt Nam tham gia được với họ còn doanh nghiệp tham gia rất ít.

Bàn về câu chuyện khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam chưa thực sự tốt, chuyên gia kinh tế, tài chính Cấn Văn Lực nhìn nhận, có 4 nguyên nhân dẫn đến khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam không tốt.

"Đầu tiên là môi trường đầu tư kinh doanh hay nói một cách đơn giản là môi trường đầu tư. Việt Nam đã có quyết tâm cải thiện, có kết quả được quốc tế và cộng đồng trong nước ghi nhận, nhưng đâu đó vẫn có sự trì trệ", ông Lực nhận định.

Thứ hai là về cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển nhà máy rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng. Do đó, Quảng Ninh hay Hải Phòng là những địa điểm được nhà đầu tư Trung Quốc lựa chọn do có cơ sở hạ tầng kết nối, đường cao tốc, sân bay đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba là nguyên nhân về ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nghèo nàn, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cũng kém khiến Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện.

"Và cuối cùng là vấn đề về thiếu lao động có tay nghề, kỹ năng. Vì vậy, hơn bao giờ hết cần quyết liệt để giải quyết các vướng mắc trong thu hút đầu tư FDI", ông Lực cho hay.

Hạ An

TAGS:

FDI
Tin bài khác
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo Lễ Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển lãm điện, năng lượng.
Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Bắc Á (17/9/1994-17/9/2024), ông Bùi Thanh An - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An biểu dương và ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động, là động lực tăng trưởng, là hạt nhân phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son