Thứ ba 15/07/2025 05:45
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

Trước hàng loạt bất cập trong hệ thống pháp luật đang cản trở hoạt động sản xuất – xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi Bộ Tư pháp, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ rào cản và cải thiện môi trường đầu tư.
Bài liên quan
VASEP đề xuất 2 gói hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản ứng phó biến động thuế quan
Doanh nghiệp thủy sản "xoay sở" ra sao trước hạn áp thuế quan của Mỹ?

VASEP đã gửi công văn số 117/CV-VASEP tới Bộ Tư pháp, phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải do quy định pháp luật chưa đồng bộ, thiếu nhất quán hoặc không còn phù hợp thực tiễn. Kiến nghị của VASEP tập trung vào ba nhóm vấn đề lớn: quy định mâu thuẫn – chồng chéo; chính sách gây gánh nặng chi phí, cản trở hội nhập; và quy định thiếu rõ ràng, dễ hiểu sai.

Bất cập do quy định mâu thuẫn, chồng chéo

Nổi bật là sự thiếu thống nhất trong cách áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phụ phẩm thủy sản. Cùng một loại phế phẩm, nhưng tùy thuộc vào hình thức sơ chế hay đã gia nhiệt mà phải chịu hai mức thuế khác nhau (0% hoặc 10%). Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong kê khai hóa đơn, làm gia tăng chi phí tuân thủ và phát sinh vướng mắc trong giao dịch thương mại.

VASEP đề xuất Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn thống nhất, không phân biệt mức thuế giữa các khâu sơ chế, đồng thời miễn kê khai thuế GTGT với phụ phẩm chưa qua chế biến.

VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản
VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp thủy sản

Rào cản chi phí và hội nhập quốc tế

VASEP chỉ rõ một số quy định đang làm gia tăng chi phí và hạn chế khả năng linh hoạt của doanh nghiệp, trong đó:

Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định kích thước tối thiểu khi khai thác và cấm trộn nguyên liệu trong nước – nhập khẩu trong cùng lô hàng xuất khẩu, được cho là thiếu cơ sở thực tiễn và không phù hợp thông lệ quốc tế. VASEP đề nghị bãi bỏ ngay trong tháng 7/2025.

Khoảng trống pháp lý về ngưỡng MRPL (ngưỡng phát hiện tối thiểu dư lượng kháng sinh cấm): Sau khi Thông tư 28/2019 bị hủy bỏ, Việt Nam không còn cơ sở để phân biệt sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu nhưng không đủ tiêu chuẩn tiêu thụ nội địa. VASEP đề xuất đưa MRPL vào Dự thảo Luật An toàn thực phẩm sửa đổi.

Chuyển mục đích sử dụng thủy sản nhập khẩu (giữa xuất khẩu – tiêu thụ nội địa) chưa có hướng dẫn cụ thể, khiến doanh nghiệp lúng túng. Đề nghị Bộ Y tế bổ sung nội dung này trong Luật An toàn thực phẩm.

Chứng nhận IUU cho ruốc biển – một loài đặc thù đánh bắt gần bờ – chưa có mẫu giấy phù hợp. VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT áp dụng mẫu đơn giản và tổ chức tập huấn cho các tỉnh ven biển.

Thiếu luật hóa ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động chế biến thủy sản: VASEP đề nghị luật hóa Công văn 2550/BTC-TCT để bảo đảm tính pháp lý và áp dụng thống nhất.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với rượu dùng làm phụ gia sản xuất hàng xuất khẩu: VASEP đề xuất miễn thuế hoặc đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế, chuyển sang hậu kiểm để giảm áp lực dòng tiền.

Quy định thiếu rõ ràng, đa cách hiểu

Một loạt quy định hiện hành bị đánh giá là gây hiểu nhầm và tạo rào cản không đáng có:

Khái niệm “gia công, chế biến đơn giản” trong Nghị định 31/2018/NĐ-CP dẫn đến tình trạng từ chối cấp C/O, yêu cầu ghi nhãn không phù hợp. VASEP đề xuất Bộ Công Thương chỉnh sửa, hướng dẫn rõ ràng và thiết lập cơ chế tham vấn nhanh.

Thuế GTGT cho thủy sản đông lạnh có cách hiểu không thống nhất giữa các văn bản và kết luận thanh tra. VASEP đề nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản thống nhất để tránh mỗi địa phương áp dụng mỗi kiểu.

Quyết định 06/2020/QĐ-TTg về hội nghị, hội thảo quốc tế quy định quá rộng, yêu cầu xin phép cả các hoạt động nội bộ có yếu tố nước ngoài. VASEP đề xuất loại trừ hoạt động nội bộ, rút gọn thời gian xử lý và chuyển toàn bộ thủ tục sang điện tử.

VASEP đề nghị Bộ Tư pháp làm đầu mối điều phối các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Y tế… để rà soát, sửa đổi kịp thời những quy định bất hợp lý. Hiệp hội khẳng định sẵn sàng phối hợp trong quá trình xây dựng và phản biện chính sách, nhằm cải cách thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành thủy sản – một trong những trụ cột xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Tin bài khác
Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật không “liên thông”, gây “khó” cho doanh nghiệp

Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành không có sự “liên thông” đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mất thời gian tra cứu, chuẩn bị và xử lý hồ sơ.
Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Trao trả hồ sơ chiến tranh – Hành trình nhân đạo hàn gắn quá khứ Việt Nam – Hoa Kỳ

Nhân kỷ niệm 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ, hoạt động tiếp nhận, trưng bày và trao trả hồ sơ chiến tranh tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định nỗ lực chung trong hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước.
Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành thép Việt Nam đối mặt với áp lực dư thừa công suất

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển khó khăn khi đối mặt với tình trạng dư thừa công suất ngày càng rõ nét, bất chấp sản lượng và tiêu thụ trong nước tăng trưởng tương đối khả quan.
Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Kỳ vọng lớn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế tư nhân

Chiếm hơn 50% GDP và gần 90% việc làm, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là trụ cột kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, họ vẫn gặp nhiều khó khăn về vốn, thủ tục và môi trường kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững. Theo ông Phạm Hải Tùng – Phó Chủ tịch Trung ương Hiệp hội DNNVV Việt Nam, hiện thực hóa nghị quyết đòi hỏi sự kiên định và đồng lòng từ nhiều phía.
Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 38 tuyến đường, phố mới

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025. Theo đó, 38 tuyến đường, phố mới đã được đặt tên.
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – Quảng Nam hợp nhất nâng tầm vị thế du lịch miền Trung

Hiệp hội Du lịch Quảng Nam và Đà Nẵng chính thức hợp nhất, lấy tên mới là Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, hoạt động tại hai văn phòng ở Hội An và Ariyana Đà Nẵng, hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới cho ngành du lịch miền Trung.
Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh tăng tốc trong chuyển đổi số

Với vai trò là đầu mối chiến lược giữa chính quyền và báo chí, Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh đang tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao năng lực tổ chức – truyền thông, góp phần lan tỏa hiệu quả chính sách, hình ảnh thành phố thân thiện, hiện đại.
Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Trực tiếp: Tọa đàm “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”

Sáng ngày 9/7, đang diễn ra Chương trình tọa đàm với chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI”. Tọa đàm do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chủ trì; Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập phối hợp cùng Tập đoàn giáo dục trực tuyến Unica tổ chức.
Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Theo ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún, rời rạc và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất.
Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị cắt giảm thủ tục kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối rượu và thuốc lá với nhận định nhiều điều kiện hiện hành đang tạo ra gánh nặng thủ tục, cản trở hoạt động kinh doanh.
Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 01/10/2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật và đặt ngang hàng với khoa học công nghệ.
Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả

Từ ngày 4 - 6/7, Công ty Cổ phần Du lịch Vietravel - Chi nhánh Khánh Hòa tổ chức chương trình famtrip với chủ đề "Vũ khúc Chăm pa hòa cùng giai điệu biển cả" nhằm khảo sát, kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập.
Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, trong quá trình vận hành chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp hiện nay, cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Một sáng kiến thiết thực vì môi trường đã diễn ra tại phường Đồng Nguyên, tỉnh Bắc Ninh thu hút gần 50 phụ nữ nội trợ tham gia.
IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy truyền thông bền vững, lan tỏa tri thức và trao quyền cho nữ doanh nhân.