Thứ sáu 04/07/2025 20:01
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Doanh nghiệp thủy sản "xoay sở" ra sao trước hạn áp thuế quan của Mỹ?

Sao Ta - một trong 5 nhà xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam đã chủ động từ trước việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm không phụ thuộc vào Mỹ - nơi chiếm 1/3 doanh số chung của công ty.

Ba kịch bản đối với ngành nông lâm thủy sản trước hạn áp thuế quan

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 891 triệu USD, vẫn tăng 16% nhờ đợt “tăng tốc” giao hàng trước mốc 9/7 - thời điểm Mỹ áp dụng thuế đối ứng mới.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 6, nhiều doanh nghiệp đã chủ động dừng xuất khẩu sang Mỹ để tránh rủi ro bị đánh thuế cao. Trong khi đó, xuất khẩu sang EU chững lại, giảm nhẹ 1%. Tại khu vực Trung Đông, xuất khẩu giảm mạnh 16% do ảnh hưởng của chiến sự. Đáng chú ý, xuất khẩu sang Israel - thị trường tiêu thụ lớn cá ngừ hộp giảm hơn 50%.

Ở chiều ngược lại, thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong tháng 6, tăng từ 15% đến gần 28%.

Doanh nghiệp thủy sản xoay sở ra sao trước hạn áp thuế quan của Mỹ?
Thị phần xuất khẩu thủy sản 6 tháng năm 2025 (nguồn: tổng hợp từ VASEP)

Lũy kế 6 tháng đầu năm, mặt hàng tôm và cá tra vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản, trong đó xuất khẩu tôm đạt 2,07 tỷ USD (tăng 26%), cá tra đạt 1 tỷ USD (tăng 10%).

Bà Lê Hằng, Phó tổng thư ký VASEP cho biết “Triển vọng nửa cuối năm 2025 đối với hai ngành hàng chủ lực này phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Đặc biệt, tôm có nguy cơ đối mặt với “thuế chồng thuế” gồm thuế đối ứng, thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp”.

Ngay sáng 3/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp báo thường kỳ và đề ra các kịch bản nhằm chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Cụ thể, với kịch bản 1, nếu thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ở mức 10%, thì cơ bản kim ngạch xuất khẩu không ảnh hưởng nhiều, tăng trưởng của ngành vẫn ở mức 4%.

Với kịch bản 2, nếu Mỹ áp thuế đối ứng ở mức 20%, tổng kim ngạch sẽ giảm 20% trong 6 tháng cuối năm, tức khoảng giảm 6,2 - 6,5 tỷ USD, giảm 0,15 - 0,2 điểm phần trăm.

Kịch bản 3 là nếu Mỹ áp thuế 46%, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng cuối năm giảm khoảng 12,3 tỷ USD. Khi đó, Mỹ sẽ không còn là thị trường ổn định, đặc biệt là đối với những mặt hàng có chuỗi cung ứng phức tạp như tôm và cá ngừ. Đồng thời, ngành phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ những quốc gia có mức thuế thấp hơn như Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư tại cuộc họp thường kỳ này cũng cho biết việc Mỹ áp thuế đối ứng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với các mặt hàng như tôm, cá tra, cá ngừ sẽ chịu tác động. Tuy nhiên, hiện nay chưa rõ mức áp thuế tới đây ra sao nên chưa có đánh giá tác động cụ thể.

Nhưng nhìn chung, triển vọng cho nửa cuối năm 2025 của hai mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra đang phụ thuộc lớn vào quyết sách của phía Mỹ.

Sao Ta "gấp rút" xuất hàng sang Mỹ, chủ động đa dạng hóa thị trường để không bị động trước thuế quan

Mới đây, CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex - Mã: FMC) cũng đã công bố doanh số nửa đầu năm với việc đã sản xuất 14.260 tấn tôm thành phẩm, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản xuất nông sản thành phẩm 554 tấn, giảm 21%.

Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 11.452 tấn, tăng trưởng 37%. Ngược lại hàng nông sản tiêu thụ chậm với chỉ 481 tấn, bằng 77% so cùng kỳ năm trước.

Doanh số tiêu thụ chung trong nửa đầu năm đạt 135,6 triệu USD (khoảng hơn 3.550 tỷ đồng), tăng 43% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh số tháng 6 đạt 20,3 triệu USD, cao hơn gấp rưỡi cùng kỳ tháng 6/2024.

Doanh nghiệp thủy sản
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sao Ta.

Phía doanh nghiệp cho biết do có các hợp đồng tiêu thụ ổn định, cộng với năng suất nuôi khá tốt đã giảm góp phần giá thành, tăng sản lượng chế biến. Hiện công ty này đang vào vụ thu hoạch tôm ở các vùng nuôi.

Sao Ta cũng cho biết thêm, tháng 6 vừa rồi, doanh nghiệp đang tập trung xuất hàng qua Mỹ nhằm né hạn định thuế cao. Xuất khẩu qua quốc gia này phải trích dự phòng gần 8% doanh số theo quy định của bên kiểm toán, nguyên nhân từ diễn biến hai vụ kiện chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) còn phức tạp.

Phía Sao Ta cũng cho biết, mối quan tâm tập trung hiện nay là thuế nhập khẩu (đối ứng) vào Mỹ, và dự kiến trong tuần sau có công bố.

Theo cách tính toán, hàng có xuất xứ từ Việt Nam càng cao thì thuế càng nhẹ (gọi là tỷ lệ nội địa hóa). Tôm cá nuôi và đánh bắt của ngành thủy sản gần như có xuất xứ Việt Nam tuyệt đối, qua đó hy vọng thuế sẽ nhẹ hơn.

Mối quan tâm tiếp theo là diễn biến thuế chống bán phá giá ở kỳ xem xét hành chính thứ 19 (POR19). Theo lịch trình, tháng 8 tới, phía Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ cử ngưởi qua thẩm tra hồ sơ các doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc. Qua đó doanh nghiệp bị đơn bắt buộc sẽ có cơ hội giải trình tường tận hơn để hy vọng ở phán quyết thuế cuối cùng cho POR19 diễn ra trong tháng 12 tới để có mức thuế thấp nhất.

Nếu đạt mức thuế thấp nhất, Sao Ta sẽ hồi thu tiền trích dự phòng ở năm 2023, qua đó tăng lợi nhuận. Chiều ngược lại sẽ còn tùy thuộc mức thuế cụ thể.

Cũng tháng 12 tới vụ kiện thuế chống trợ cấp sẽ có POR1 và Sao Ta sẽ là một trong hai bị đơn bắt buộc.

Doanh nghiệp thủy sản
Sao Ta là một trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. (Ảnh minh họa: Sao Ta).

Sao Ta là một trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam với khả năng tự chủ vùng nuôi lớn. Tính đến đầu năm 2025, diện tích nuôi tôm của công ty đã đạt 540 ha. Tỷ lệ tôm tự nuôi hiện tại đạt khoảng 30%, là mức rất cao trong ngành. Sao Ta tập trung vào tôm chế biến sâu, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ và Châu Âu.

Xét về thị trường, thị trường Mỹ hiện chiếm 33% tổng doanh thu của Sao Ta, thị trường Nhật Bản chiếm 28%, thị trường Anh và EU chiếm 21% tổng doanh thu.

Chứng khoán An Bình dẫn lời của ban lãnh đạo Sao Ta cho biết, Mỹ là thị trường có biên lợi nhuận thấp nhất trong các thị trường chính tuy nhiên doanh nghiệp vẫn duy trì đơn hàng sang xứ cờ hoa do cần đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời giữ nhịp sản xuất liên tục.

Doanh nghiệp cũng đã chủ động chuẩn bị chuyển hướng từ 5 năm nay, nên sẽ không bị động vào thị trường này. Sao Ta đánh giá việc mất thị trường Mỹ cũng không quá đáng ngại, tuy nhiên doanh số năm đầu sẽ giảm và sau đó sẽ tăng từ từ trở lại.

Theo đánh giá của Chứng khoán An Bình, Sao Ta có thế mạnh cạnh tranh với tôm giá rẻ của Ấn Độ hay Ecuador do sản phẩm của công ty là sản phẩm ở phân khúc cao cấp hơn – sản phẩm chế biến sâu. Chưa kể, dù Mỹ là thị trường có doanh thu lớn nhưng biên lợi nhuận thấp nhất trong các thị trường, do vậy lợi nhuận của Sao Ta cũng sẽ biến động ít hơn sự sụt giảm doanh số.

Hiện tại, công ty đang có chiến lược đẩy mạnh các thị trường mới như Canada, Úc, vốn có tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe. Với thế mạnh tự chủ vùng nuôi tốt, Sao Ta sẽ có lợi thế để xâm nhập các thị trường này.

Đối với thị trường Nhật, công ty sẽ tăng cường thâm nhập khi doanh nghiệp đã có những thế mạnh sẵn có. Thị trường này ưa thích các sản phẩm chế biến sâu, chế biến cao mà Sao Ta đã và đang sản xuất được.

Tin bài khác

'Phao cứu sinh' của Vietfracht

Nhờ các khoản lãi từ cho vay, lãi từ tiền gửi ngân hàng, và những khoản thanh lý tài sản, bán vốn góp đầu tư công ty thành viên, Vietfracht mới có lãi trong những năm gần đây.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xem xét gỡ bỏ công cụ room tín dụng

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xem xét gỡ bỏ công cụ room tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương xem xét gỡ bỏ công cụ room tín dụng, điều hành theo cơ chế thị trường.
Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025: Tám ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 4/7/2025 sôi động khi 8 ngân hàng niêm yết mức trên 6%. Nhiều cơ hội hấp dẫn cho người gửi tiền, đặc biệt ở các kỳ hạn dài.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Thị trường tiền tệ ngày 3/7/2025 thể hiện sự thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ tháng 6, khi đồng USD giao dịch giằng co quanh đáy 3 năm và giới đầu tư theo dõi sát hạn áp thuế 9/7 của Washington.
Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025: Bac A Bank giảm, Techcombank tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 3/7/2025, Bac A Bank điều chỉnh giảm lãi suất huy động, trong khi Techcombank lại tăng nhẹ trước đó. Thị trường lãi suất cho thấy sự phân hóa rõ rệt.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Trần Tấn Lộc giữ chức Quyền Tổng giám đốc Eximbank

Hội đồng quản trị Eximbank đã bổ nhiệm ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám đốc ngân hàng này giữ vị trí Quyền Tổng giám đốc, thay ông Nguyễn Hoàng Hải, kể từ ngày 01/7/2025.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Giao thông công cộng: Cơ hội lớn cho thanh toán tích hợp quy mô lớn

Giao thông công cộng: Cơ hội lớn cho thanh toán tích hợp quy mô lớn

Nhiều thành phố tại Đông Nam Á hiện chưa phát triển hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, mở ra cơ hội để triển khai các hệ thống thanh toán tích hợp quy mô lớn bằng nhiều phương thức, như: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử hoặc thiết bị thông minh cầm tay.
Tasco và bài toán sinh lời

Tasco và bài toán sinh lời

M&A thành công SVC Holdings đã giúp Tasco gia tăng đáng kể nguồn lực và hoàn thiện hệ sinh thái. Song đi cùng với đó là các chỉ số sinh lời như ROA, ROE, ROS của Tasco trong những năm sau sáp nhập liên tục duy trì mức thấp.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

Để đáp ứng yêu cầu từ Nghị quyết 68, các ngân hàng thương mại cần thiết lập một mô hình tín dụng hiện đại, lấy dữ liệu làm gốc, lấy công nghệ làm công cụ và lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025: Agribank dẫn đầu Big4, nhiều ưu đãi khủng

Lãi suất ngân hàng ngày 1/7/2025, Agribank nổi bật với lãi suất cao nhất nhóm Big4. Ghi nhận nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất đặc biệt, lên tới 9,65%.
Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025: Bốn ngân hàng vượt 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 30/6/2025, thị trường tiếp tục gây chú ý khi có tới bốn ngân hàng niêm yết mức lãi suất đặc biệt vượt mốc 7,4%, mang lại cơ hội sinh lời hấp dẫn.