Bài liên quan |
VASEP góp ý xem xét, tháo gỡ bất cập khi thực hiện kiểm soát IUU và cấp giấy S/C |
VASEP đề xuất bổ sung đối tượng hỗ trợ trong dự thảo Nghị định khôi phục sản xuất nông nghiệp |
Ngày 14/11/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 124/CV-VASEP tới Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, Bộ KHCN,... góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
VASEP góp ý dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. |
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận được Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sau đây gọi tắt là Dự thảo) được đăng tải trên website của Chính phủ để lấy ý kiến. Sau khi xem xét và tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội VASEP có một số ý kiến góp ý như sau:
Vấn đề bổ sung quy định bắt buộc về mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa, nhãn điện tử và mã truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất khẩu và nhãn điện tử, mã truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam
Quy định áp dụng toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa để lưu thông trên thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là không phù hợp.
Lý do: Dự thảo bổ sung nhiều quy định áp dụng toàn bộ trách nhiệm của nhà sản xuất cho hàng xuất khẩu trong khi quy định hiện hành là không áp dụng cho hàng hóa XK (các quy định hiện hành của Việt Nam cũng quy định rõ hàng XK chỉ cần đáp ứng quy định của nước NK). Lý do được nêu tại tờ trình là để phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, làm giả xuất xứ, dán nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trung chuyển hàng hóa trái phép, và để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Việc áp dụng máy móc các quy định kiểm soát chất lượng đối với hàng tiêu thụ trong nước cho cả hàng XK không chỉ làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh ở các nước khác, giảm kim ngạch xuất khẩu, giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thu hút ngoại tệ, ảnh hưởng đến quá trình thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, bởi xuất khẩu hiện đang đóng vai trò quan trọng với tỷ trọng khoảng 16% GDP của Việt Nam trung bình trong 5 năm qua, ảnh hưởng xấu lớn đến nền kinh tế quốc gia. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều không áp dụng quy định tương tự cho DN sản xuất hàng xuất khẩu.
DN không thể đáp ứng song song hết các quy định của các nước nhập khẩu và quy định của Việt Nam, đặc biệt là trong trường hợp các quy định của Việt Nam mâu thuẫn/không phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, đồng thời DN 3 cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí của DN để đáp ứng nhiều quy định cùng một lúc, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh ở các nước khác.
Chưa có Báo cáo phân tích đánh giá tác động tổng hợp đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa XK, hàng hóa NK để sản xuất, gia công hàng XK và hàng sản xuất, nhập khẩu để lưu thông trên thị trường trong nước; vướng mắc về yêu cầu bắt buộc ghi số hiệu tiêu chuẩn; những vấn đề khác; các trách nhiệm gia tăng của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiệp hội VASEP đề nghị các Ủy ban và Ban soạn thảo xem xét, tiếp thu các góp ý, đề xuất nêu trên để bổ sung sửa đổi hợp lý cho Dự thảo nhằm vừa đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, vừa phù hợp với thực tế, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.