Thứ năm 03/07/2025 21:46
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ứng xử linh hoạt với vốn ngoại

12/10/2020 00:00
Các doanh nghiệp cần cẩn trọng để tránh "bẫy thâu tóm" từ phía nhà đầu tư nước ngoài, thận trọng với FDI "núp bóng", nhưng điều đó không có nghĩa là gây khó dễ cho hoạt động mua bán và sáp nhập.

Theo nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tiếp nhận vốn ngoại là một giải pháp khả thi giúp vực dậy doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19.

Doanh nghiệp Việt vẫn cần vốn ngoại

Ông Trần Ngọc Thái Sơn, Nhà sáng lập kiêm CEO của Tiki - đơn vị sở hữu nền tảng thương mại điện tử Tiki, bày tỏ mong muốn các thủ tục hành chính đối với việc tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài trở nên đơn giản hơn, từ đó sẽ rút ngắn thời gian phê duyệt thay vì mất 2 - 3 tháng như hiện tại.

FDI-dau-tu-vao-nganh-go-5955-1590483501.
Lo ngại nước ngoài "đầu tư chui", núp bóng" vào ngành gỗ để hưởng lợi thế xuất khẩu của Việt Nam (Ảnh: Internet) 

"Điều này giúp doanh nghiệp nội địa nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn ngoại dồi dào để phục hồi và củng cố năng lực cạnh tranh hậu Covid-19", ông Sơn nói.

Theo CEO Tiki, lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay được xác định là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, vì vậy khi nhận được vốn đầu tư nước ngoài thì Sở KH&ĐT phải hỏi ý kiến Bộ, nên thời gian kéo dài. Tiki kiến nghị cho phép Sở được quyết định việc này.

Về vấn đề mua bán và sáp nhập (M&A), thời gian gần đây, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả rập Xê út...

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư.

"Nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm và năng lực tốt hơn trong đầu tư, quản lý vận hành nhà máy. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án điện sẽ mang lại lợi ích tổng thể tốt hơn cho nhà đầu tư và xã hội", ông Dũng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp mong muốn tiếp nhận nguồn vốn ngoại, tuy nhiên nhiều người lo ngại thời điểm hậu Covid-19 sẽ rất nhạy cảm trong việc M&A, không cẩn thận thì nhiều doanh nghiệp chiến lược của Việt Nam sẽ bị khối ngoại mua rẻ. Vì vậy, có ý kiến cho rằng Việt Nam cần có chính sách cho ngưng thực hiện giao dịch M&A.

Phân tích về vấn đề này, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, khẳng định đúng là có hiện tượng thâu tóm doanh nghiệp trong nước thông qua M&A trong 2 - 3 năm gần đây, năm 2019 cao hơn hẳn năm 2018. Tuy nhiên, đó chưa phải là xu hướng mạnh và lấn át dòng vốn FDI.

Ông Thắng dẫn chứng: Năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 36 tỷ USD, trong đó số góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt 10 tỷ USD. Năm 2019, tổng vốn đạt 38,9 tỷ USD, trong đó số góp vốn đạt 15,5 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đạt 12,33 tỷ USD, trong đó góp vốn chỉ 2,4 tỷ USD, giảm 4,74 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Với xu thế này, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định chưa phải ở mức quá đáng lo ngại.

Nhưng kiên quyết chặn đầu tư 'núp bóng'

Tuy vậy, ông Phan Hữu Thắng cho rằng: Việt Nam cũng cần phải nhận biết xu hướng và quản lý chặt chẽ, phải có định hướng rất rõ với các lĩnh vực ngành nghề gì thì thực hiện qua M&A.

Bên cạnh việc chọn lựa theo lĩnh vực mà chúng ta cần, cũng phải lựa chọn theo đối tác đầu tư, không thể để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư núp bóng, dùng người Việt để mua đất, mua dự án.

"Chúng ta biết, nhưng giải pháp phòng chống, xử lý còn yếu. Vấn đề là Chính phủ cần quan sát và sớm nhìn ra cái gì có thể gây tác hại trong ngắn hạn và dài hạn", ông Thắng khuyến nghị.

Theo Ts. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, lo ngại nhất là khi doanh nghiệp FDI mua lại các doanh nghiệp/dự án nhạy cảm, có ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền, lợi ích cốt lõi quốc gia, không những ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới, kể cả Mỹ.

Để quản lý được rủi ro, Chính phủ cần phải rà soát, chỉnh sửa và điều chỉnh các điều kiện chính sách, kỹ thuật… liên quan đến M&A (tỷ lệ cổ phần, thời hạn bán ra...) theo các ngành hàng nhạy cảm, hay tiềm năng là nhạy cảm. Đồng thời, xây dựng được hệ thống thông tin đủ chi tiết về kinh tế, kỹ thuật, an ninh…

Bên cạnh đó, cần kiểm soát hữu hiệu việc đứng tên, bán lại các dự án, nhất là bất động sản nhạy cảm…để bảo đảm lợi ích quốc gia.

Nguy cơ đầu tư "núp bóng" không chỉ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, mà trước mắt ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành hàng xuất khẩu Việt Nam do bị kiện vì nghi giả mạo xuất xứ.

Tính đến tháng 4/2020, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam có 12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ cao bị mạo danh xuất xứ gồm: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, đệm mút, tủ gỗ, đá nhân tạo, lốp xe tải và xe khách, xe đạp điện, ống đồng, khớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chế, vỏ bình ga, ghim đóng thùng. Đây là một cảnh báo cần được các cấp, các ngành, doanh nghiệp lưu ý.

Được biết, để ngăn chặn hành vi này, Dự thảo Luật Ðầu tư (sửa đổi) đã bổ sung hàng loạt quy định nhằm chặn đầu tư “chui”, “núp bóng”, chặn các dự án đầu tư có nguy cơ ảnh hưởng an ninh, quốc phòng, thậm chí chặn cả chuyện chuyển giá ngay từ khâu đầu tư.

Bộ KH&ĐT cho biết trước khi cấp phép cho dự án FDI, cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại các đảo, xã, phường, thị trấn ven biển, biên giới...

Lê Thúy

Tin bài khác
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.