
Từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn
Dù xuất khẩu 7 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo: từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu sẽ đối mặt với nhiều khó khăn...
Đối với ngành dệt may, hiện có nhiều tín hiệu tốt về đơn hàng. Tuy nhiên, những tháng cuối năm có nhiều yếu tố mang tính đột biến và không lường trước được. Chia sẻ tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu mới đây, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Lê Hoàng Tài cho rằng, tình hình xuất khẩu của dệt may sẽ tăng trưởng chậm lại. Lạm phát, chiến sự Ukraine ảnh hưởng đến sức mua toàn cầu khiến đơn đặt hàng của các doanh nghiệp bị giảm.

Ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội da giày Bình Dương, cũng nhận định, những tháng cuối năm, đơn hàng đang từng bước giảm dần. “Một số doanh nghiệp đang phải “ăn đong” đơn hàng xuất khẩu. Đơn hàng không được dồi dào như trước, thậm chí có doanh nghiệp trong ngành đã bị hủy đơn hàng vì nhu cầu tiêu thụ sụt giảm. Hiện tại, trong 3 tháng 8, 9, 10, lượng đơn hàng đã giảm 30% so với những năm trước.
Ở một số ngành sản xuất khác, việc sụt giảm đơn hàng đã và đang xảy ra chứ không còn là dự báo hay cảnh báo. Thông tin tại Hội nghị giao ban ngành gỗ quý 3/2022, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cho hay, trong cuộc khảo sát hai tuần vừa qua, có 33 trong số 45 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ thừa nhận mức doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Đặc biệt, khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm. Với tình hình thị trường như hiện nay, 44% doanh nghiệp cho rằng nguồn thu của doanh nghiệp sẽ giảm khoảng 44% trong cả năm 2022.
Các doanh nghiệp thủy sản cũng đang đối diện với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này được dự báo có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới. Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, xuất khẩu giảm tốc là do tồn kho tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 5 vừa qua. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3.
Theo các chuyên gia, những tháng cuối năm 2022 được dự báo sẽ còn nhiều thách thức, tuy nhiên đây cũng được xem là phép thử dành cho các doanh nghiệp. Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, việc tận dụng tốt thị trường, khai thác tối đa các Hiệp định thương mại sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu bứt tốc. Điều quan trọng là từng doanh nghiệp phải nhận định rõ khó khăn, thách thức cụ thể của mình để có những giải pháp thích ứng phù hợp, chủ động trước các tác động không mong muốn.
P.V
- Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XII: Nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng của thị trường bất động sản
- Apple giải thích việc ưu tiên Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
- Sợ mua phải mỹ phẩm giả, nữ doanh nhân mở doanh nghiệp riêng, gọi vốn thành công 225 triệu USD
- Indonesia chính thức siết chặt hoạt động giao dịch thương mại điện tử
- Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"