Thứ sáu 18/10/2024 15:43
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham luận về chủ đề Kinh tế tri thức

14/03/2023 16:52
Tham luận với chủ đề "Kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu" của Chủ tịch Hiệp hội Vinasme hướng tới ĐH đại biểu toàn quốc, nhiệm kì IV (2023-2028) Hiệp hội Vinasme.
aa
Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân - ĐBQH khóa XIV, XV, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ).

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể khái quát đặc điểm của kinh tế tri thức ở những mặt sau:

Thứ nhất, Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Thứ hai, Nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.

Thứ ba, Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ tư, Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.

Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

Để phát triển kinh tế tri thức cần những tiền đề sau:

Một là, Thể chế kinh tế và môi trường xã hội thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức. Thể chế kinh tế và môi trường xã hội thuận lợi, minh bạch cho phép dòng chảy tự do của tri thức, đổi mới sáng tạo công nghệ, hỗ trợ công nghệ - thông tin và truyền thông, khuyến khích các chủ doanh nghiệp sáng tạo và sử dụng tri thức là trọng tâm của kinh tế tri thức.

Hai là, Hệ thống giáo dục - đào tạo có chất lượng. Hệ thống giáo dục - đào tạo là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội được học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển toàn diện con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.

Ba là, Hạ tầng cơ sở thông tin (ICT) hiện đại. Hạ tầng cơ sở thông tin là điều kiện cần thiết để tăng cường sự trao đổi phổ biến và xử lý kiến thức. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng của nền kinh tế tri thức.

Kết cấu hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là thông tin, việc tổ chức sản xuất trở nên linh hoạt đặc biệt. Với mạng thông tin, tri thức truyền bá, phổ cập rộng rãi, mạng thông tin trở thành hệ thống cung cấp nguyên liệu không biên giới cho hệ thống sản xuất và phân công lao động toàn cầu. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên sôi động, nhanh nhạy, gắn bó mật thiết với thị trường, tổ chức quản lý có hiệu lực và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của không những chủ thể các tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn bao hàm các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Bốn là, Hệ thống sáng tạo có hiệu quả. Mạng lưới các học viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, tổ chức chuyên gia, cố vấn, doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng là cần thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước và sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết.

Năm là, Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Với đặc trưng của nền kinh tế tri thức, kết cấu hạ tầng cứng là quan trọng và cần thiết. Với tư cách là thành tố vật chất của lực lượng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội luôn giữ vai trò đặc biệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xác lập sự đồng bộ trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra tiền đề cho sự hình thành các trụ cột của nền kinh tế tri thức, tạo ra môi trường cho sự phát triển của hệ thống sáng tạo từ đó mà thúc đẩy sự lan tỏa và sản sinh tri thức mới thay vì chỉ là ứng dụng tri thức.

Giải pháp phát triển cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức ở Việt Nam

Thứ nhất, Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cơ chế, chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền.

Thứ hai, Phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục. Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân... Cần coi giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là đột phá để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức.

Thứ ba, Tăng cường năng lực khoa học - công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học - công nghệ tiến tiến của Việt Nam.

Thứ tư, Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước, phải khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin.

Thứ năm, Đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học - công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất - kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội… Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu (chú trọng cả khoa học - công nghệ cùng với khoa học - xã hội và nhân văn), việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế tạo ra khả năng lan tỏa trong nền kinh tế theo hướng hiện đại, cũng cần được chú ý.

Thứ sáu, Từng bước hình thành và phát triển tài nguyên trí lực. Tài nguyên trí lực là một kết cấu bao hàm nhiều năng lực; nó cũng không phải là phép gộp đơn giản các nhân tố, như sức quan sát, khả năng của trí nhớ, suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực, trong đó, tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng là yếu tố then chốt.

Thứ bảy, Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực kết hợp với nội lực để phát triển khoa học - công nghệ. Trong quá trình hội nhập đó, đòi hỏi sự sáng tạo mới khai thác được những lợi ích mà hội nhập có thể mang lại để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất.

Nguyễn Văn Thân - ĐBQH khóa XIV, XV

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Bài liên quan
Tin bài khác
SNG Group tổ chức Hội thảo “Thách thức và cơ hội cho nữ doanh nhân”

SNG Group tổ chức Hội thảo “Thách thức và cơ hội cho nữ doanh nhân”

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Cộng đồng kết nối giao thương SNG Group tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề “Cân bằng sự nghiệp và tình yêu. Cơ hội và thách thức cho nữ Doanh nhân hiện đại”.
Ông Nguyễn Văn Thân tái đắc cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam khóa X

Ông Nguyễn Văn Thân tái đắc cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam khóa X

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã Hiệp thương thống nhất cử Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch.
CEO Trâm Anh nhận chức Chủ tịch nhiệm kỳ 3 Cộng đồng kết nối doanh nhân JBN – Joy Sun

CEO Trâm Anh nhận chức Chủ tịch nhiệm kỳ 3 Cộng đồng kết nối doanh nhân JBN – Joy Sun

Bà Nguyễn Thị Trâm Anh – CEO Công ty TNHH TM Du lịch SaigonTimes Travel sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 3 và ra mắt 7 thành viên trong ban điều hành.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Chưa thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Chưa thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

CIEM đề xuất chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường tại thời điểm này và khuyến nghị tập trung vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Bốc thăm chia bảng Giải bóng đá Doanh nhân trẻ toàn quốc 2024

Bốc thăm chia bảng Giải bóng đá Doanh nhân trẻ toàn quốc 2024

Vừa qua, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, diễn ra Lễ bốc thăm chia bảng Giải bóng đá Doanh nhân trẻ toàn quốc 2024 với sự tham gia của đại diện 24 đội bóng tham dự giải.
Doanh nhân 1984 Đông Anh tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Doanh nhân 1984 Đông Anh tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên

Không chỉ là gặp gỡ, chia sẻ những kinh nghiệm của hội viên mà còn là dịp để thấu hiểu sâu hơn những tâm tư, trăn trở của họ trên hành trình kiến tạo giá trị cho xã hội.
Doanh nghiệp Quảng Ngãi nộp vào ngân sách gần 20 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Quảng Ngãi nộp vào ngân sách gần 20 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024

Trong 9 tháng năm 2024, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đóng góp gần 20 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh (TP. HCM): Góp phần tháo gỡ khó khăn và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch

Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh (TP. HCM): Góp phần tháo gỡ khó khăn và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch

BTBA luôn là cầu nối giữa doanh nghiệp và chính quyền, góp phần tháo gỡ khó khăn và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp địa phương.
Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Yên Bái

Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc gặp gỡ lãnh đạo tỉnh Yên Bái

Sáng 14/10/2024, Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái cùng các sở, ngành liên quan.
Quận 4 (TP. HCM): Trao tặng bằng khen cho 37 tập thể và 23 cá nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Quận 4 (TP. HCM): Trao tặng bằng khen cho 37 tập thể và 23 cá nhân đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

UBND Quận 4 (TP. HCM) trao tặng bằng khen cho 37 tập thể và 23 cá nhân vì có nhiều đóng góp tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Đoàn cứu trợ lũ lụt miền Nam trở lại miền Bắc đến với bà con làng Nủ lần 2

Đoàn cứu trợ lũ lụt miền Nam trở lại miền Bắc đến với bà con làng Nủ lần 2

Đoàn Cứu trợ lũ lụt miền Nam trở lại miền Bắc trao quà hỗ trợ bà con nghèo tại xã Bảo Hà và làng Nủ xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).
Tuyên Quang: Tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024)

Tuyên Quang: Tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024)

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024).
Hội Doanh nhân họ Trần và CLB Doanh nhân Thanh Hóa KV phía Nam trưởng thành từ trong gian khó

Hội Doanh nhân họ Trần và CLB Doanh nhân Thanh Hóa KV phía Nam trưởng thành từ trong gian khó

Hội Doanh nhân họ Trần, CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã có những bước phát triển vượt bậc từ trong khủng hoảng kinh tế, đại dịch COVID-19 đến những biến động trên thị trường quốc tế.
Huyện Bù Đốp (Bình Phước) tổ chức gặp mặt doanh nghiệp nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam

Huyện Bù Đốp (Bình Phước) tổ chức gặp mặt doanh nghiệp nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam

Vừa qua, UBND huyện Bù Đốp đã tổ chức buổi gặp gỡ các doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024).
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam

Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam

Đoàn lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, do ông Võ Đức Tuấn – Phó Giám đốc Sở dẫn đầu, cùng với lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Thuận, Chánh Văn phòng Sở, đã đến thăm và chúc mừng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhân dịp Kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 – 13/10/2024).