Thứ năm 19/09/2024 11:25
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Truy xuất nguồn gốc - xu hướng bắt buộc của thị trường nhập khẩu

31/07/2024 21:09
Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành một xu hướng bắt buộc ở nhiều thị trường nhập khẩu.
aa

Ngày 31/7, tại TP.HCM, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ thuộc Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ". Tại sự kiện, Phó Vụ trưởng Nguyễn Hồng Dương nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ, suốt nhiều năm qua, luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tuy nhiên, thị trường này cũng yêu cầu tiêu chuẩn cao và áp dụng ngày càng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Theo số liệu từ Ủy ban thương mại quốc tế và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USITC), tính đến hết tháng 5/2024, Việt Nam đứng thứ 9 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 62,2 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 55,1 tỷ USD, tăng 24,1%, chiếm 28,9% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 7,1 tỷ USD, tăng 3,4%, chiếm 3,97% tổng nhập khẩu của Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc - xu hướng bắt buộc của thị trường nhập khẩu
Truy xuất nguồn gốc - xu hướng bắt buộc của thị trường nhập khẩu.

Tiến sĩ Lê Cao Thanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Trường Đại học Công Thương TP.HCM, cho rằng, để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ, cần tập trung vào việc xây dựng chuỗi giá trị mang lại sản phẩm chất lượng cao, phát triển thương hiệu sản phẩm Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghệ. Cần hoàn thiện chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng chia sẻ rằng, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành một xu hướng bắt buộc ở nhiều thị trường nhập khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi có các quy định nghiêm ngặt về lao động cưỡng bức. Bà Mai kiến nghị cần có các cảnh báo sớm về những đơn hàng bị giữ lại ở hải quan Hoa Kỳ do vi phạm đạo luật chống lao động cưỡng bức và cảnh báo về các biện pháp phòng vệ thương mại có thể xảy ra trong tương lai.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đã đồng ý rằng để thúc đẩy xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển sản phẩm theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa. Đồng thời, cần tập trung vào việc nâng cao giá trị gia tăng, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến và thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nguyên liệu và phụ liệu trong nước. Những nỗ lực này sẽ giúp tăng cường sự cạnh tranh của ngành và gia tăng hàm lượng giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau khi Cà phê Katinat công bố trích 1.000 đồng/ly nước làm từ thiện, nhiều bình luận phản đối cách làm của thương hiệu này vì cho rằng đây chỉ là chiêu trò.
Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Trong suốt 8 năm làm việc tại Google, anh Shao Chun đã học quản lý tài chính một cách hiệu quả, bằng cách chi tiêu ít hơn mức thu nhập và dành tới 50% lương để đầu tư. Kết quả là, anh đã xây dựng được một danh mục đầu tư trị giá 2 triệu USD.
Nhìn lại hành trình 6 năm

Nhìn lại hành trình 6 năm 'thăng trầm' tại thị trường Việt Nam của Gojek

Gojek gia nhập Việt Nam từ tháng 8/2018, với nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. Sau thời gian dài cạnh tranh khốc liệt, thách thức từ các đối thủ cùng sự thay đổi của người tiêu dùng khiến Gojek không trụ vững, buộc họ phải rút khỏi thị trường.
Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein là một nền tảng TMĐT nổi tiếng với các sản phẩm thời trang giá rẻ và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Thành công của thương hiệu tỷ đô này không chỉ đến từ sản phẩm, mà còn nhờ vào chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh của

Chiến lược kinh doanh của 'ông lớn' ngành sản xuất bánh kẹo trong 'mùa trăng' 2024

Năm 2024, KIDO đã tự tin đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bánh trung thu truyền thống. Với chiến lược rõ ràng, KIDO không chỉ dựa vào sự tín nhiệm từ người tiêu dùng mà còn chú trọng đến việc đổi mới sản phẩm và mở rộng mạng lưới phân phối.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son