Thứ ba 08/07/2025 18:59
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún

Theo ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún, rời rạc và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất.

Với sứ mệnh lấy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá, thúc đẩy ứng dụng và phát triển dữ liệu, kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, xây dựng nền tảng dữ liệu - công nghệ, sáng ngày 8/7, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an tổ chức Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam".

Hội thảo được tổ chức nhằm hưởng ứng nhiệm vụ triển khai các chính sách quốc gia về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời cụ thể hóa các định hướng trong Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cùng các văn bản pháp luật liên quan đến chuyển đổi số, logistics, nông nghiệp, thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu.

Đồng thời, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức công nghệ trong việc phát triển các giải pháp truy xuất nguồn gốc. Góp phần hình thành nền tảng dữ liệu và công nghệ phục vụ cho thương mại số, y tế, nông nghiệp, logistics và các chuỗi cung ứng thông minh, an toàn.

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún
Hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam"

Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho quản trị số, chính sách số và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở, giúp Chính phủ hoạch định chính sách hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và tăng cường niềm tin của người dân vào sản phẩm trong nước. Truy xuất nguồn gốc góp phần nâng cao tính minh bạch, khả năng truy vết và niềm tin số – các yếu tố thiết yếu cho thương mại điện tử, nông sản xuất khẩu, logistics thông minh và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại.

Đặc biệt, truy xuất nguồn gốc giúp cung cấp dữ liệu chính xác, liên tục và đa chiều từ khâu đầu vào đến đầu ra, giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, dự báo sản xuất, điều phối kho vận, kiểm soát chất lượng tốt hơn. Đây cũng là công cụ hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Trong bối cảnh gian lận thương mại đang là vấn đề nóng của toàn xã hội thì thông qua truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể xác minh nhanh chóng và minh bạch nguồn gốc sản phẩm, phân biệt rõ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Ở bình diện lớn, với hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ nội địa, Việt Nam có thể kiểm soát dữ liệu trong nước, hạn chế phụ thuộc vào nền tảng ngoại và giữ vững chủ quyền dữ liệu.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Bá Chính - Quyền Giám đốc Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia) - cho rằng, từ thực tế những vụ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả nghiêm trọng gần đây cho thấy đã đến lúc không thể làm ngơ mà cần phải siết chặt công tác quản lý bằng công nghệ để tránh các rủi ro tương tự xảy ra. Bên cạnh đó, bối cảnh thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị đã đặt ra bài toán chuyển đổi số cho sản phẩm hàng hóa.

Nghị quyết đã đề cập việc đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số… Thực hiện chuyển đổi số chính là khoác cho sản phẩm hàng hóa chiếc áo mới hiện đại hơn, dễ kết nối hơn và quan trọng nhất là dễ kiểm chứng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn manh mún
Đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Hà Anh

Ông Nguyễn Huy - Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia - cho rằng, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm không phải là vấn đề mới, nhưng gần đây trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Đã có những quy định, đã có những tổ chức, doanh nghiệp triển khai việc này nhưng còn rất manh mún, rời rạc, và hiện chưa có một cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới thống nhất làm như thế nào.

Hiện nay từng doanh nghiệp đều có những giải pháp riêng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có công nghệ, có hệ thống cho sản phẩm và xác thực sản phẩm của họ, tuy nhiên chưa dựa trên tiêu chuẩn đồng nhất cho cả quốc gia cũng như liên thông quốc tế. Đặc biệt bộ tiêu chuẩn đó không được xác thực bởi cơ quan Nhà nước, mà đơn giản là chỉ kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh cả nước thực hiện chuyển đổi số, số hóa nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ cho truy xuất nguồn gốc là bắt buộc và phải là chính sách toàn diện từ trên xuống dưới. Cần có sự quản lý đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, có như vậy mới định danh, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa được”, ông Huy nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc hỗ trợ ứng dụng công nghệ định danh xác thực truy xuất nguồn gốc cho doanh nghiệp giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO và Công ty Cổ phần Tập đoàn PILA. Thỏa thuận được kỳ vọng tạo động lực cho việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới về truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực dược phẩm, y tế.

Tin bài khác
Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Đề xuất cắt giảm thủ tục kinh doanh rượu, thuốc lá: Doanh nghiệp mong được “cởi trói”

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa kiến nghị cắt giảm thủ tục kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, phân phối rượu và thuốc lá với nhận định nhiều điều kiện hiện hành đang tạo ra gánh nặng thủ tục, cản trở hoạt động kinh doanh.
Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật, đặt ngang hàng khoa học công nghệ

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 01/10/2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa đổi mới sáng tạo vào luật và đặt ngang hàng với khoa học công nghệ.
Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Địa phương cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp

Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, trong quá trình vận hành chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp hiện nay, cần thiết lập một điểm tiếp nhận hiệu quả làm đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Lan tỏa mô hình xử lý rác hữu cơ bằng men vi sinh IMO tại Bắc Ninh

Một sáng kiến thiết thực vì môi trường đã diễn ra tại phường Đồng Nguyên, tỉnh Bắc Ninh thu hút gần 50 phụ nữ nội trợ tham gia.
IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI và Tạp chí Nông nghiệp & Môi trường ký kết hợp tác chiến lược

IWEDI cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy truyền thông bền vững, lan tỏa tri thức và trao quyền cho nữ doanh nhân.
Hành trình kết nối cộng đồng tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội

Hành trình kết nối cộng đồng tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội

Chương trình thiện nguyện “Chia sẻ yêu thương – Gắn kết cộng đồng” tại Trung tâm nạn nhân chất độc da cam TP. Hà Nội là hoạt động mang đậm giá trị nhân văn, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Người nộp thuế nói gì?

Thuế Thành phố Hà Nội đã hoạt động đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp được người dân và cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế ghi nhận, đánh giá cao.
VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý III

VINASME cùng doanh nghiệp hội viên bàn giải pháp nâng cao kết nối tại hội nghị quý III

Hội nghị quý III/2025 của VINASME thể hiện sự gắn kết cộng đồng doanh nghiệp và khẳng định vai trò ngày càng lớn của Hiệp hội trong chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Hội Golf tỉnh Đắk Lắk Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028

Chiều ngày 02/7, Hội Golf tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2028 với sự tham dự của gần 150 golfer đang sinh hoạt tại các câu lạc bộ Golf trên địa bàn tỉnh.
Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

Kỳ họp HĐND thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

HĐND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Dự thảo Nghị định EPR: Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách “thực chất, khả thi”

Sau hơn hai năm triển khai chính sách Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố dự thảo Nghị định EPR hướng dẫn thi hành chi tiết. Tại hội thảo lấy ý kiến ngày 30/6, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội đã đóng góp hàng loạt kiến nghị nhằm đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.
2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

2,5 tỷ đồng từ chương trình caravan Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tặng học sinh, đồng bào khó khăn

Chương trình carnaval "Trở về tuổi thơ tôi 2025" do Câu lạc bộ Doanh nhân Khánh Hòa - Sài Gòn tổ chức là một sự kiện thiện nguyện kết hợp với hành trình caravan, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 03/8/2025, trên cung đường TP. Hồ Chí Minh - Lâm Đồng - Khánh Hòa - Ninh Thuận – TP. Hồ Chí Minh.
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai

Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 là sự kiện chính sách - đối thoại - hành động quy mô quốc gia do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức từ tháng 7 - tháng 9/2025. Chủ đề của diễn đàn là "Khai phóng tiềm năng - Kiến tạo tương lai Việt".
Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam

Hiệp hội Chuyển đổi Xanh Việt Nam (VGTA) chính thức được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt ban vận động thành lập, hướng đến xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh, thích ứng các tiêu chuẩn ESG và tận dụng cơ hội từ nền kinh tế carbon thấp.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2025-2030: Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững

Chiều 27/6/2025, tại thành phố Phan Thiết đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hữu Thành - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Gốm sứ NOVITA được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ mới.