Thứ hai 28/07/2025 19:01
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà là yêu cầu sống còn để bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín hàng Việt và đảm bảo xuất khẩu bền vững trong thời kỳ hội nhập sâu rộng.
Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc
Truy xuất nguồn gốc: Từ giải pháp kỹ thuật đến yêu cầu bắt buộc

Trong bối cảnh gian lận thương mại và hàng giả ngày càng tinh vi, truy xuất nguồn gốc không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành “giấy thông hành” sống còn cho hàng hóa Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Đây là giải pháp giúp bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao uy tín doanh nghiệp và xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, bền vững.

Theo số liệu từ Ban chỉ đạo 389, chỉ trong hai tuần cao điểm gần đây, lực lượng chức năng đã xử lý hơn 450 vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với giá trị hơn 40 tỷ đồng. Trong quý I năm 2025, hơn 30.650 vụ vi phạm đã bị phát hiện, cho thấy tình trạng gian lận thương mại ngày càng có tổ chức và sử dụng công nghệ cao để qua mặt kiểm tra truyền thống.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhận định: “Các phương pháp như tem chống giả, mã vạch đơn giản đã không còn phát huy hiệu quả trước các hình thức giả mạo tinh vi như giả mã QR, giả nguồn gốc xuất xứ…”.

Theo các chuyên gia, truy xuất nguồn gốc là quá trình theo dõi đầy đủ hành trình của sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch ở mọi công đoạn.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) cho biết: “Doanh nghiệp cần minh bạch dữ liệu để xây dựng hệ thống truy xuất hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị e ngại vì sợ lộ bí mật kinh doanh hoặc chưa đủ năng lực triển khai”.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, truy xuất nguồn gốc – đặc biệt qua mã QR – không chỉ giúp người tiêu dùng tra cứu thông tin sản phẩm trong vài giây, mà còn là công cụ giúp cơ quan chức năng truy ngược quá trình sản xuất, phát hiện hàng giả hiệu quả hơn.

Mặc dù hành lang pháp lý đang dần hoàn thiện với các quy định yêu cầu gắn mã QR bắt buộc trên bao bì hàng hóa, song quá trình triển khai thực tế vẫn gặp nhiều rào cản.

Theo ông Phạm Văn Thọ – Chủ tịch Công ty CP Công nghệ chống giả Việt Nam: “Doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các đơn vị nhỏ và vừa, thiếu nhân lực, vốn đầu tư và công nghệ cần thiết. Việc chia sẻ dữ liệu cũng chưa được đồng thuận vì lo ngại mất thông tin nội bộ”.

Giải pháp được các chuyên gia đề xuất gồm: Hỗ trợ tài chính từ Quỹ khởi nghiệp/WTO để doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất. Xây dựng bộ dữ liệu mẫu và phòng thử nghiệm truy xuất theo khu vực. Đẩy mạnh kiểm tra định kỳ và đánh giá hiệu quả hệ thống truy xuất. Khuyến khích hình thành chuỗi liên kết cấp vùng, nâng cao tính đồng bộ dữ liệu.

Việt Nam đang trong giai đoạn then chốt của quá trình hội nhập sâu rộng. Những tiêu chuẩn về minh bạch, nguồn gốc hàng hóa ngày càng trở nên khắt khe tại các thị trường quốc tế. Do đó, truy xuất nguồn gốc không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn là cách để khẳng định chất lượng, nâng cao thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần bền vững.

“Truy xuất nguồn gốc là lá chắn bảo vệ người tiêu dùng và là nền tảng kinh doanh minh bạch. Doanh nghiệp nào chậm chân, thiếu sự chuẩn bị sẽ mất lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà và quốc tế,” ông Thọ khẳng định.

Tin bài khác
Ứng phó bão số 3: Kiên quyết xử lý hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý

Ứng phó bão số 3: Kiên quyết xử lý hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý

Nhằm ứng phó bão số 3, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã phát đi công văn khẩn, yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng thiên tai để trục lợi.
Ứng phó bão số 3: Đảm bảo dự trữ hàng hóa, an toàn hồ đập và cung cấp điện

Ứng phó bão số 3: Đảm bảo dự trữ hàng hóa, an toàn hồ đập và cung cấp điện

Để ứng phó bão số 3, Bộ Công Thương kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp và người dân chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp ứng phó bão với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Doanh nghiệp ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đối thoại tìm giải pháp phát triển thị trường

Doanh nghiệp ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đối thoại tìm giải pháp phát triển thị trường

Sau sáp nhập, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương về TP.Hồ Chí Minh, ngành du lịch dư địa phát triển lớn hơn, có cơ hội cùng nhau liên kết và phát triển các sản phẩm thuận lợi hơn. Tuy nhiên có nhiều bất cập trong công tác quản lý, sản phẩm dịch vụ tại một số địa phương. Tất cả được nêu ra trong "Hội nghị đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền TP.Hồ Chí Minh"
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu

Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu

Bộ Công Thương vừa công bố Quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bằng plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, sau khi kết thúc quá trình rà soát cuối kỳ.
Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh bão hòa: Hồi chuông cảnh báo cho chiến lược tiêu dùng

Thị trường bán lẻ TP. Hồ Chí Minh bão hòa: Hồi chuông cảnh báo cho chiến lược tiêu dùng

Dù chiếm gần 25% tổng mức bán lẻ của cả nước, TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với thực tế đáng quan ngại: Thị trường tiêu dùng dần bước vào giai đoạn bão hòa, hạ tầng thương mại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực thiếu hụt, và đặc biệt là những điểm nghẽn thể chế trong liên kết vùng.
TP. Hà Nội siết kiểm soát an toàn thực phẩm sau vụ thịt heo bệnh tuồn ra thị trường

TP. Hà Nội siết kiểm soát an toàn thực phẩm sau vụ thịt heo bệnh tuồn ra thị trường

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, để kiểm soát hiệu quả an toàn thực phẩm cần có giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu dùng.
Lào Cai siết chặt kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Lào Cai siết chặt kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp, tỉnh Lào Cai đang tăng cường triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hà Nội đẩy mạnh khuyến mại và bình ổn giá

Hà Nội đẩy mạnh khuyến mại và bình ổn giá

Thành phố Hà Nội đang triển khai đồng loạt các chương trình bình ổn giá và khuyến mại tập trung nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hàng Việt với mức giá hợp lý, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh trong những tháng cao điểm cuối năm.
Chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

Chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc

Bắt đầu từ ngày 6/7/2025, một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp dụng thuế chống bán phá giá với mức từ 23,1% đến 27,83%, theo Quyết định chính thức vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Cục Thống kê lý giải việc giá vật liệu xây dựng tăng đột biến

Cục Thống kê lý giải việc giá vật liệu xây dựng tăng đột biến

Trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng lớn được triển khai dồn dập trong nửa đầu năm 2025, giá vật liệu xây dựng - một trong những đầu vào quan trọng của ngành xây dựng – đã tăng vọt, trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận và cộng đồng doanh nghiệp.
Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cảng Thị Vải – Cái Mép : “Bàn đạp” chiến lược cho logistics Việt Nam

Cụm cảng Thị Vải – Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện bao gồm 35 bến, trong đó 22 bến đã đi vào hoạt động với tổng công suất 117,8 triệu tấn/năm, trong đó riêng 7 bến container chiếm năng lực khoảng 6,8 triệu TEUs/năm.
Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan

Sau 4 năm áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, Việt Nam chính thức khởi động quá trình rà soát cuối kỳ, theo đúng thông lệ quốc tế và quy định pháp luật trong nước.
Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Địa phương chủ động điều phối nguồn cung không để Biến động giá và khan hiếm vật liệu xây dựng

Giá vật liệu xây dựng biến động khiến nhiều dự án trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương chủ động nguồn cung, tăng tốc khai thác và quản lý giá.
Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Thúc đẩy thương mại điện tử xanh để 70% người trưởng thành sẽ mua sắm online vào 2030

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 70% dân số trưởng thành tham gia mua sắm trực tuyến, với doanh thu thương mại điện tử chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về Quản lý thị trường

Ngày 9/6/2025, Bộ Công Thương có Công văn số 4142/BCT-TTTN gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị góp ý cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Thông tư thuộc lĩnh vực Quản lý thị trường.