Thứ hai 16/06/2025 22:40
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

TP.HCM đang nổi lên như một điểm nóng triệu phú lớn tiếp theo của châu Á

20/04/2023 23:22
Đây cũng là nhận định từ báo cáo "Thành phố giàu có nhất thế giới năm 2023" do Henley & Partners và New World Wealth cùng công bố mới đây.
Giai đoạn 2012-2022, số lượng triệu phú của TP HCM tăng 82%
Giai đoạn 2012-2022, số lượng triệu phú của TP HCM tăng 82%.

Báo cáo "Thành phố giàu có nhất thế giới năm 2023" (The Wealthiest Cities in the World in 2023) do Henley & Partners và New World Wealth công bố mới đây cho biết TP HCM đang có 7.700 người có tài sản trên một triệu USD, 15 người có tài sản từ 100 triệu USD và 3 tỷ phú USD.

Giai đoạn 2012-2022, số lượng triệu phú của TP HCM tăng 82%, tốc độ nhanh thứ 9 trong 97 thành phố mà báo cáo thống kê. "Thành phố này đang nổi lên như một điểm nóng triệu phú lớn tiếp theo của châu Á. Các lĩnh vực đang mở rộng nhanh chóng bao gồm dịch vụ tài chính, dệt may, công nghệ, điện tử, viễn thông, hóa chất và du lịch", báo cáo nhận xét.

TP.HCM là đại diện duy nhất tại Việt Nam có trong danh sách của Henley & Partners. Cụ thể, TP.HCM đứng thứ 67/97.

Báo cáo của Henley & Partners cho biết New York (Mỹ) là thành phố có nhiều triệu phú USD cư trú nhất thế giới với 340.000 người.

Xếp sau là Tokyo (Nhật Bản) và khu vực vịnh San Francisco (Mỹ). Số lượng triệu phú tại hai khu vực này lần lượt là 290.300 và 285.000 người. London (Anh) tụt xuống vị trí thứ tư trong danh sách khi thành phố này chỉ có 258.000 cá nhân có tài sản trên 1 triệu USD.

Mỹ đang là quốc gia có nhiều thành phố giàu có nhất trên thế giới, với 10 khu vực nằm trong bảng xếp hạng. Xếp sau là Trung Quốc (5 thành phố) và Australia (4 thành phố).

Châu Âu chỉ có một thành phố duy nhất là London (Anh) vào top 10. "Sự thống trị của Mỹ đối với lĩnh vực công nghệ toàn cầu có lẽ một phần đã khiến các thành phố châu Âu thất thế. Ngoài ra, sự trỗi dậy của châu Á có lẽ đã gây thiệt hại cho châu Âu nhiều hơn là Mỹ", Andrew Amoils, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại New World Wealth nhận xét trên CNBC.

Ở chiều ngược lại, một số thành phố ghi nhận sự sụt giảm đáng kể của dân số siêu giàu. Thủ đô Moscow của Nga chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất với 44%, còn St. Petersburg giảm 38%.

Các thành phố khác có dân số siêu giàu giảm mạnh bao gồm Johannesburg (Nam Phi) với mức giảm 40%, Hồng Kông (Trung Quốc) 27%, London (Anh) 15%. Cả ba thành phố này đều nằm trong top 10 nơi có giới siêu giàu giảm mạnh nhất.

Nhưng Hồng Kông vẫn có mặt trong xếp hạng 10 thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới của Henley & Partners với 129.500 cá nhân sở hữu tài sản đầu tư từ 1 triệu USD, trong đó có 290 người sở hữu tài sản trên 100 triệu USD và 32 tỷ phú USD.

Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc liên tục đứng đầu danh sách các thành phố có lượng triệu phú tăng nhanh nhất trong thập kỷ qua. Thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là nơi đứng đầu danh sách với lượng triệu phú tăng tới 105%, tính từ năm 2012 đến năm 2022. Tại Mỹ, nơi có số lượng triệu phú tăng cao nhất là Austin với mức tăng đạt 102%.

Theo báo cáo của Knight Frank, những người siêu giàu trên thế giới đã tổn thất tổng cộng 10 nghìn tỷ USD trong năm 2022, tương đương 10% giá trị tài sản của họ. Điều này xuất phát từ những bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng năng lượng và cuộc xung đột ở Ukraine.

Thu Hà (t/h)

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.