Thứ hai 25/11/2024 10:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng đường trên cao điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn

21/09/2024 17:14
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hệ thống đường trên cao bao gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 70,7km, quy mô 4 làn xe.

Tuyến đường trên cao đã được phê duyệt nhưng chưa rõ tiến độ thực hiện

Theo Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện tại Thành phố đang tổ chức lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, các tuyến đường trên cao sẽ được rà soát, kịp thời điều chỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Về ưu điểm, tuyến đường trên cao không có giao cắt cùng mức với các loại đường đô thị khác, do đó được xếp vào loại đường cao tốc đô thị theo QCVN 07-4:2023/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình giao thông đô thị. Đây là đường có chức năng liên hệ đối ngoại, liên hệ giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, trung tâm công nghiệp, cảng, nhà ga lớn,… thường gắn với các tuyến vành đai, tuyến đối ngoại xuyên tâm, hướng tâm. Đường trên cao có tính chất không gián đoạn, tốc độ xe chạy cao, thành phần dòng xe chủ yếu là xe ô tô, lưu lượng xe chạy lớn.

Phối cảnh đường trên cao Bắc - Nam
Phối cảnh đường trên cao Bắc - Nam.

Tuy nhiên, khi xây dựng theo đường cao tốc đô thị cần bảo đảm mặt cắt ngang tối thiểu theo Quy chuẩn, do đó có nhược điểm một số vị trí phải điều chỉnh quy hoạch dọc hai bên tuyến đường, làm ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, nhiều hạ tầng kỹ thuật khác, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao; một số vị trí đường trên cao đi trùng với tuyến đường sắt đô thị do đó không đảm bảo bề rộng mặt cắt để bố trí cùng lúc nhiều công trình giao thông quy mô lớn. Đồng thời để đảm bảo kết nối đồng bộ với các tuyến đường hiện hữu, các nút giao phải thực hiện giải phóng mặt bằng lớn.

Trong một cuộc họp gần đây của thành phố, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, quy hoạch 5 đường trên cao ở TP. Hồ Chí Minh dài gần 71 km, tổng mức đầu tư hơn 89.000 tỉ đồng đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng vẫn chưa rõ tiến độ thực hiện. Do đó, Thành phố sẽ rà soát lại mức độ ưu tiên, khả năng cân đối với các dự án khác trên địa bàn thế nào mới có thể đề xuất thời điểm đầu tư, thực hiện.

Các giải pháp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông

Với tốc độ dân số TP. Hồ Chí Minh và nhu cầu đi lại của xe cộ ngày càng tăng nên nhiều tuyến đường rơi vào tình trạng quá tải, vượt mức độ thông hành. Vì thế, thì hiện nay Sở GTVT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai các giải pháp kéo giảm ùn tắc giao thông theo 02 nhóm chính như sau: Nhóm giải pháp công trình, tập trung triển khai thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, sớm hoàn thành và đưa vào khai thác như dự án Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, kết nối với nhà ga T3 Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, hầm chui tại nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, xây dựng nút giao thông An Phú, Dự án thành phần 1 và thành phần 2 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh trên địa bàn Thành phố; Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên…

Ùn tắc giao thông tại TP. Hồ Chí Minh
Ùn tắc giao thông tại TP. Hồ Chí Minh.

Về triển khai thực hiện Nghị Quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 05 dự án BOT trên đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng Xây dựng – Vận hành - Chuyển giao (BOT) trên địa bàn Thành phố.

Nhóm giải pháp phi công trình, thường xuyên rà soát, nghiên cứu và điều chỉnh phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến đường đang khai thác; Theo dõi, điều chỉnh tổ chức giao thông tại các khu vực triển khai thi công dự án, tổ chức lễ hội, sự kiện,...; Tăng cường giá long môn, sơn đường, biển báo, lắp đặt camera giám sát giao thông,…; Thường xuyên theo dõi, điều chỉnh linh hoạt hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, khai thác hiệu quả Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông tập trung; Nâng cấp, mở rộng mạng lưới hệ thống giám sát điều khiển giao thông; Tối ưu hoạt động của hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông từ các trục giao thông chính đã kết nối về Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn nhằm phân tích, tối ưu hóa dòng giao thông, hướng tới điều khiển giao thông thích ứng theo thời gian thực;…

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên
Đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên.

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1182/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 của UBND Thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công việc theo Kế hoạch nhằm vận hành, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt đô thị số 1, đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024.

Tăng cường công tác tuyên truyền, đa dạng về hình thức và nội dung, kết hợp tuyên truyền và xử lý vi phạm nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông. Phát huy hiệu quả phối hợp của các group Viber và cơ chế phối hợp thông tin, xử lý kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, đặc biệt là các Nhóm phản ứng nhanh bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực trung tâm Thành phố, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, khu vực Đông Bắc Thành phố, khu vực Tây và Tây Nam Thành phố,…

sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Về công tác quản lý sử dụng lòng đường, vỉa hè, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố theo Kế hoạch số 2390/KH-UBND ngày 05/6/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy; Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy định quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 6132/KH-UBND ngày 05/12/2023 của UBND Thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 19/9/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Về phía Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cũng nhận định rằng, việc phát triển giao thông công cộng là một trong những giải pháp hữu hiệu và căn cơ để giải quyết tình hình giao thông quá tải trong đô thị. Trong khi hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn chưa hình thành, thì hệ thống xe buýt là lựa chọn khả thi. Hiện nay, Sở Giao thông vận tải đang thực hiện công tác tái cấu trúc mạng lưới tuyến xe buýt, trong đó có tham khảo kết quả gói thầu Tư vấn nghiên cứu tổ chức lại mạng lưới xe buýt trên trên toàn thành phố và chuẩn bị kế hoạch hành động để nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt hiện hữu (Gói thầu CS9) thuộc dự án Phát triển giao thông xanh TP. Hồ Chí Minh.

Tin bài khác
Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa" diễn ra vừa qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh luôn đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.