Thứ bảy 14/06/2025 07:57
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

'Tổng lực' tiếp cận các nguồn vaccine, đẩy nhanh miễn dịch cộng đồng

07/10/2021 18:35
Không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn. Muốn mọi người đều an toàn chỉ có thể đẩy nhanh tiêm vaccine cho cả cộng đồng. Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ hơn 59 triệu liều vaccine phòng COVID-19, cả nước đã thực hiện tiêm gần 50 t

Đẩy nhanh các nguồn vaccine về Việt Nam

Cách đây 3 tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, sau thời gian chuẩn bị chu đáo, tập huấn kỹ lưỡng, chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử này, với 150 triệu mũi tiêm cho 75 triệu người dân trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022. Đây là sự cố gắng rất lớn.

Sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước, cùng toàn thể nhân dân Việt Nam trong kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước trở lại bình thường, để phát triển theo mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Thủ tướng nhấn mạnh, sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết và vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống đại dịch COVID-19.

Với tầm nhìn xa và giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine, thành lập Quỹ vaccine, thành lập Tổ ngoại giao vaccine, song song tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử.

GS.TS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Giám đốc WHO có nhấn mạnh: "Không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn". Như vậy, muốn mọi người đều an toàn chỉ có thể đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho cả cộng đồng. Tại Việt Nam, mặc dù đã có 2 vaccine được thử nghiệm lâm sàng, 2 vaccine chuyển giao công nghệ với Mỹ, Nga và 2 vaccine có thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Trung Quốc, Cuba, nhưng đến nay chưa có vaccine sản xuất trong nước tiêm cho người dân. Chính vì vậy, việc nhập vaccine trên thế giới là một hoạt động rất cấp bách.

Từ ngày 4 đến 7/10, bình quân mỗi ngày cả nước tiêm gần 1,2 triệu mũi vaccine phòng COVID-19. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Với mục tiêu thực hiện 150 triệu mũi tiêm vaccine COVID-19 cho 75 triệu người dân trong nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tập trung tổng hợp nhiều biện pháp, như tăng cường đàm phán, ngoại giao, tham gia trực tiếp, tranh thủ mọi hình thức ngoại giao, hỗ trợ, chia sẻ của các quốc gia, của các tổ chức quốc tế để thúc đẩy nhanh việc có vaccine và đưa vaccine về Việt Nam.

“Nhiệm vụ của ngoại giao vaccine là tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương để vận động nhằm khơi thông, thúc đẩy những nguồn cung trên, cũng như mở ra các nguồn cung mới, làm sao có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất về Việt Nam”, ông Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Tính đến ngày 4/10, Việt Nam đã phân bổ 54 đợt vaccine COVID-19 tới các địa phương, đơn vị tiêm chủng, với 59.223.226 liều. Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tính tới ngày 7/10 cũng cho thấy, cả nước đã thực hiện tiêm gần 50 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân, tăng gần 46 triệu liều đã tiêm cho người dân chỉ trong 3 tháng gần đây. Đặc biệt, từ ngày 4 đến 7/10, bình quân mỗi ngày, cả nước thực hiện tiêm gần 1,2 triệu mũi vaccine.

Các con số này cho thấy, tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 ở nước ta đang tiếp tục được đẩy nhanh, trong bối cảnh nhiều địa phương, doanh nghiệp đang nỗ lực xúc tiến phục hồi sản xuất và phải bảo đảm an toàn dịch bệnh.

GS. Nguyễn Lân Dũng cũng nhận định, Chính phủ và các bộ, ngành đã quyết liệt thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine và đã đạt được những thành tựu rất lớn. Đây là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt từ lãnh đạo cấp cao, từ các hoạt động ngoại giao trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cho đến quá trình vận động vaccine của các đơn vị trong nước và ngoài nước.

“Quá trình ngoại giao vaccine thành công cũng thể hiện thành tựu của đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam. Mặc dù thế giới đang rất hiếm vaccine, nhưng Việt Nam dự kiến sẽ nhận được nhiều triệu liều từ các đối tác qua các hình thức viện trợ, nhượng lại và theo hợp đồng đã ký. Chỉ tính riêng tháng 8, số vaccine về Việt Nam là hơn 16 triệu liều, gấp đôi số lượng vaccine về trong tháng 7”.

Có vaccine, người dân yên tâm hơn

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIV cho biết, quan điểm “vaccine tiêm sớm nhất là vaccine tốt nhất” có ý nghĩa rất quan trọng. Việc tiêm cho người dân càng sớm, càng nhiều thì miễn dịch cộng đồng càng nhanh, càng cao.

Đặc biệt, việc bao phủ vaccine hiện nay ở nước ta đang được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, tức là không phân biệt đối tượng. Mọi người đều bình đẳng và công bằng trong tiếp cận vaccine, nhưng chúng ta vẫn phải đặt nguyên tắc ưu tiên những đối tượng tham gia tuyến đầu chống dịch, những khu vực trọng điểm về dịch nhằm phòng chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội.

"Đích thân Thủ tướng đã đi vào tâm dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Qua đó, người đứng đầu Chính phủ đã có những điều chỉnh chiến lược chống dịch, có những chỉ đạo sâu sát mang tính chiến lược. Từ chiến lược đánh nhanh COVID-19, điều chỉnh sang chiến lược chấp nhận không 'Zero COVID', thích ứng an toàn, linh hoạt, vừa sản xuất vừa chống dịch thông qua chiến lược vaccine, để người dân yên tâm hơn", ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Điều này được chứng minh rõ nhất tại TPHCM: Từ tâm dịch, hiện nay TPHCM đã bắt đầu nới lỏng giãn cách từng vùng. Đến hết ngày 6/10, TPHCM đã có 18/22 quận, huyện và TP. Thủ Đức đã tiêm mũi 1 cho 100% số dân trong độ tuổi. Bốn quận, huyện còn lại cũng đã tiêm mũi 1 gần đạt 100% số dân trên địa bàn, gồm huyện Cần Giờ (98%), Quận 10 (95%), Quận 12 (98%), quận Gò Vấp (97%). Mũi 2, ngoài Quận 5 và Quận 11 đã tiêm được 100% cho số dân trong độ tuổi từ ngày 4/10, thì đến nay, 20 quận, huyện còn lại đã tiêm mũi 2 đạt từ 59-99%.

“Nhờ có vaccine nên mọi hoạt động đã được nới lỏng, tạo tâm lý vững chắc cho người dân, để người dân yên tâm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ trong phòng chống COVID-19 và phát triển kinh tế”, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết.

Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vaccine phòng COVID-19 đảm bảo trong tháng 10 sẽ bao phủ đủ mũi 1 cho 70% người dân từ 18 tuổi trở lên. Cùng với những nỗ lực tiếp cận vaccine, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, cho đến nay đã có gần 50 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc. Như vậy, có thể nói rằng Việt Nam đã và đang thực hiện theo đúng tiến độ và thậm chí có thể đạt được mục tiêu có miễn dịch cộng đồng với ít nhất 70% dân số trở lên được tiêm chủng đủ mũi trước kế hoạch là tháng 4 năm 2022.

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, trong thời gian tới, nguy cơ dịch COVID-19 vẫn thường trực và tiếp tục có các ca mắc bệnh mới trong cộng đồng. Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh. Tỉ lệ tiêm vaccine là yếu tố quyết định để “thích ứng an toàn có kiểm soát” trong trạng thái “bình thường mới”.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sẽ có khoảng 55 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam. Bộ Y tế đã có kế hoạch phân bổ theo từng tuần, từng tháng cho các địa phương theo quy định.

Ngày 6/10, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương cho biết, thời gian tới Bộ dự kiến sẽ tiếp nhận số lượng vaccine nhiều hơn trước. Vì vậy, để chủ động sẵn sàng tiếp nhận, bảo quản và triển khai tiêm vaccine nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, tránh lãng phí theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc tổ chức tiếp nhận và triển khai tiêm chủng vaccine ngay sau khi được phân bổ, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, tăng độ bao phủ mũi 1 và mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định, đảm bảo an toàn và hiệu quả…

Hiền Minh

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.