Tìm kiếm nhà đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I và Long An II
- Kinh doanh
- 07:16 11/01/2021
DNHN - Sở Công Thương tỉnh Long An vừa có thông báo về việc xét chọn nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện (LNG) Long An I và Long An II.
Địa điểm xây dựng Nhà máy nhiệt điện (LNG) Long An I và Long An II dự kiến tại địa bàn ấp Đông Bình, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Theo thông báo diện tích sử dụng đất khoảng 156,14 ha, có xem xét đến khả năng mở rộng thêm hai nhà máy nữa trong tương lai. Dự án có công suất dự kiến 3.000 MW, bao gồm hai nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất mỗi nhà máy 1.500 MW.
Ước tính tổng mức đầu tư Nhà máy điện Long An I và Long An II và hệ thống kho chứa LNG ở mức khoảng 2,88 tỷ USD trước thuế và khoảng 3,13 tỷ USD sau thuế. Trong đó, chi phí xây dựng là 291,27 triệu USD; chi phí thiết bị là 1, 727 tỷ USD; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác khoảng 201,88 triệu USD. Chi phí dự phòng rơi vào khoảng 283,5 triệu USD. Phí và lãi vay trong thời gian thi công khoảng 320,89 triệu USD. Vốn lưu động ban đầu là 25,6 triệu USD.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Long An cũng cho biết, với Nhà máy nhiệt điện Long An I, tiến độ vận hành dự kiến tổ máy 1 là tháng 6/2025, tổ máy 2 là tháng 12/2025; Tiến độ vận hành tổ máy 1 Nhà máy nhiệt điện Long An II là tháng 6/2026 và tổ máy 2 là tháng 12/2026.
Sở Công Thương tỉnh Long An công bố các điều kiện tìm kiếm nhà đầu tư, cụ thể như sau:
Yêu cầu về năng lực nhà đầu tư, vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp bằng hoặc trên 500 triệu USD, tương đương khoảng 15% tổng mức đầu tư.
Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh.
Về năng lực kinh nghiệm liên quan nhà máy điện chạy khí, tổng công suất các nhà máy điện chạy khí mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh đã thực hiện thành công với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu phải đạt ít nhất 4.500MW.
Về năng lực kinh nghiệm liên quan vận chuyển, tồn trữ cung cấp LNG, tổng công suất tồn trữ, vận chuyển, cung cấp LNG mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh đã thực hiện thành công với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu phải đạt ít nhất 2 triệu tấn LNG/năm.
Với tư cách pháp nhân, Sở Công Thương tỉnh Long An yêu cầu nhà đầu tư phải hạch toán tài chính độc lập, không đang trong quá trình giải thể, không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải có một trong các tài liệu sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Dự án Nhà máy điện Long An I và II được phê duyệt quy hoạch từ năm 2016. Hồi tháng 5/2020, UBND tỉnh Long An có Tờ trình số 09/TTr-UBND gửi Bộ Công Thương, kiến nghị chuyển đổi công nghệ các dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I và Long An II sử dụng nhiên liệu than trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh sang dự án Nhà máy nhiệt điện Long An I và Long An II sử dụng nhiên liệu khí LNG.
Cùng với việc đề xuất chuyển đổi, UBND tỉnh Long An cũng kiến nghị điều chỉnh quy mô công suất các nhà máy này.
Việc xin chuyển đổi Dự án Nhiệt điện Long An 1 và Long An 2 sang sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Bộ Công Thương. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: “Bộ rất ủng hộ Dự án sử dụng khí hóa lỏng để thay thế cho nhiệt điện than”.
Bộ trưởng lưu ý thêm, việc quyết định đơn vị nào là chủ đầu tư là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của Dự án. Theo đó, cần lựa chọn nhà đầu tư có đầy đủ năng lực, uy tín; nhà đầu tư được chọn phải cam kết quá trình xây dựng, vận hành tuyệt đối không để xảy ra ô nhiễm môi trường.
Bảo Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Vĩnh Hoàn - VHC tiếp tục hạ kế hoạch lợi nhuận năm 2021
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã chứng khoán VHC/HOSE) công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức ngày 29/4 tại Đồng Tháp.
Hết tháng 3/2021, tổng tài sản doanh nghiệp bảo hiểm gần 600.818 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 3/2021, thị trường bảo hiểm có 70 doanh nghiệp và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoạt động.
Tháng 3/2021, ngân sách chi 37.322 tỷ đồng trả nợ của Chính phủ
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 3/2021 đã thực hiện rút vốn vay nước ngoài của Chính phủ 28,5 triệu USD. Trả nợ của Chính phủ trong tháng 3 khoảng 37.322 tỷ đồng.
Habeco dự kiến lãi giảm hơn 370 tỷ đồng
Các thương hiệu bia thuộc Habeco đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng loạt sản phẩm cùng phân khúc của các đối thủ, đơn cử như Heineken Việt Nam, Sabeco và Carlsberg.
Ngành Công nghiệp điện tử: Vẫn còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI
Xuất khẩu các sản phẩm điện tử phần lớn là thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó điện thoại và linh kiện chiếm 99,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98%.
3 tháng đầu năm, Hà Tĩnh hút 18 dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước
Năm 2021, công tác thu hút đầu tư tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh.
Xuất khẩu sang thị trường EU quý I/2021, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020
Tổng cục Thống kê cho biết (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 3 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Thanh Hóa là địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về địa hình và khí hậu với diện tích tự nhiên lớn, nguồn lao động dồi dào, cùng những chính sách phát triển khuyến khích thu hút doanh nghiệp vào đầu tư để phát triển các lĩnh vực sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Những điều kiện ấy đã trở thành lợi thế của tỉnh Thanh Hóa cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và hiện đại.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I năm 2021 có dấu hiệu phục hồi
DNHH - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,4%) cho thấy cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại.
Phân bón Bình Điền - BFC đặt mục tiêu lợi nhuận 2021 giảm 17,1%
Năm 2021, Phân bón Bình Điền dự kiến kế hoạch tổng doanh thu là 5.690 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 166 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và giảm 17,1% so với thực hiện trong năm 2020.