Thứ hai 23/12/2024 19:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Tìm giải pháp để nâng cao năng suất lao động

12/10/2020 00:00
Nâng cấp khu vực DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ vươn tới chuẩn mực quốc tế cũng như khơi gợi được sự năng động của mỗi người dân là giải pháp được các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra tại Hội thảo "Tăng năng suất lao động (NSLĐ) để nâng cao nă
Tìm giải pháp để nâng cao năng suất lao động
Công nhân may hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty CP may 10. Ảnh: Thanh Hải

Sự chững lại trong chuyển dịch
NSLĐ mặc dù đã được cải thiện nhưng khoảng cách so với các nước trong khu vực Asean lại đang doãng ra: thấp hơn 10 lần so với Singapore, 5 – 6 lần so với Maylaysia, Philipine… Do đó, khả năng bắt kịp NSLĐ của các nền kinh tế hàng đầu trong các nước ASEAN là rất khó khăn. Dưới góc độ đo lường, PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, NSLĐ của Việt Nam thấp bắt nguồn từ môi trường làm việc, điều kiện làm việc, mật độ sử dụng công nghệ và nguồn vốn thấp.

Chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong việc “cởi trói” cho DN, tạo điều kiện cho các DN thành lập mới cũng như phát triển DN hiện có. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều rào cản cho sự ra đời và phát triển của DN, cụ thể là các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, công tác thanh tra kiểm tra
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Không chỉ thế, “lực lượng lao động giá rẻ không có kỹ năng còn rất lớn vẫn nằm kẹt trong khu vực nông thôn, địa bàn nông nghiệp nhưng không thể chuyển dịch sang ngành có NSLĐ cao hơn. Đây là vấn đề nghiêm trọng, nhức nhối của kinh tế Việt Nam. Còn khu vực có năng suất cao hơn như công nghiệp thì không được cải thiện nhiều. Hàng Việt Nam không có sự cạnh tranh lớn bởi vậy chúng ta không có thị trường, xuất khẩu được nhiều sản phẩm” – ông Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh. Ông Thành cũng chia sẻ, bản thân các ngành hấp thụ lao động cũng không được mở rộng, do chưa được mở rộng thị trường và sản xuất. Đây là phát hiện không mới.
Chỉ ra những vấn đề trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nói: Khó khăn lớn nhất là vấn đề thị trường, phụ thuộc rất lớn vào năng lực cạnh tranh của chính khu vực công nghiệp. Vấn đề thứ hai là thể chế chính sách đối với phát triển DN.
Chính thức hóa hộ kinh doanh cá thể
Từ những yếu tố phân tích đã được nêu ra, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, trong thời gian tới có hai xu hướng cần phải thúc đẩy để tăng NSLĐ, chính là tiếp tục chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ thông qua sự thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của cộng đồng DN. Đồng thời cải cách mạnh mẽ thể chế, mở cửa hội nhập. Về thế, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự ra đời và phát triển của các DN. Theo đó, trước hết cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính để khuyến khích DN đến năm 2020 Việt Nam đạt 1 triệu DN được thành lập mới và sau đó hướng tới mục tiêu cao hơn. Và, một trong những hướng đi hết sức quan trọng để nâng cao NSLĐ là chính thức hóa khu vực kinh doanh cá thể, hộ kinh doanh và thúc đẩy thành DN.
Vai trò và trách nhiệm của DN cũng được đặt ra trong bối cảnh mới của thị trường mở cửa hội nhập, đặc biệt là dưới tác động rất mạnh của cuộc cách mạng 4.0 và xã hội 5.0, các DN phải vươn tới chuẩn mực quốc tế và hướng tới ứng dụng những công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh. Như thế, lúc đó mới có khả năng thu hút thêm được lao động, tạo được nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ để đóng góp vào năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. “Tôi cho rằng, DN nhỏ và vừa là xương sống của nền kinh tế, cho nên cần nâng cấp được khu vực DN vừa, nhỏ, thậm chí siêu nhỏ vươn tới chuẩn mực quốc tế là điều kiện để nâng cao NSLĐ…. Và, không chỉ những DN lớn mới vươn tới thị trường toàn cầu mà DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ với sự trợ giúp của thương mại điện tử cũng hoàn toàn vươn ra thế giới” – ông Tiến Lộc nêu rõ.
Nhiều chuyên gia đều đồng tình với việc nâng cao NSLĐ, cạnh tranh toàn cầu phải trở thành nhận thức hàng ngày của từng DN. Một người bình thường trong cơ quan, anh lái xe, chị lao công cũng phải nghĩ tới nâng cao NSLĐ, chứ không phải đây là trách nhiệm của quản lý. Mọi người cũng kỳ vọng, phong trào nâng cao NSLĐ tại Việt Nam có sự lan toả trong hành động, suy nghĩ của mỗi người dân.

Bản thân mỗi con người cần có sự năng động về suy nghĩ và điều này người Việt Nam có. Ngoài sự chăm chỉ và thông minh, Chính phủ Việt Nam cần khơi gợi được sự năng động của mỗi người dân để biến thành hành động. Thứ hai, Việt Nam không chỉ là tập trung vào ngắn hạn, bán những cái điện thoại hay dệt may, da giày mà tập trung vào dài hạn để tạo ra những giá trị gia tăng.
GS.TS Kenichi Ohno – Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản

Thủy Trúc

Tin bài khác
Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đang đối mặt với khối lượng công việc lớn và phải triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" đã diễn ra sáng 23/12/2024 tại Hà Nội.
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.