Tiền Trung Quốc lao dốc và sự ổn định hiếm có của tiền Việt
- 17
- Chính sách với doanh nghiệp
- 09:37 07/09/2019
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển quan ngại đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ tăng nhập siêu hàng chất lượng không cao từ Trung Quốc, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
Thương chiến Mỹ-Trung leo thang, đồng tiền Việt Nam sẽ ra sao? Các doanh nghiệp Việt cần làm gì để tận dụng cơ hội và giảm rủi ro? Đó là nội dung được nhiều đại biểu đề cập tại hội thảo “Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng lo của doanh nghiệp Việt?” diễn ra tại TP.HCM ngày 6-9.
Nhân dân tệ giảm giá không ảnh hưởng nhiều đến tiền Việt Nam
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho biết để giảm thiểu tác động của việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu, Trung Quốc đã giảm bớt dự trữ bắt buộc và bơm tiền ra thị trường nhằm hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT). Ví dụ, ngày 5-8, tỉ giá USD/NDT thiết lập một kỷ lục mới khi rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay, vượt quá mốc 7 NDT đổi 1 USD. Tính chung từ đầu năm tới nay, so với USD, đồng NDT đã giảm giá mạnh tới hơn 4%.
TS Thành cho rằng đồng NDT trong năm nay sẽ mất khoảng 5,75%, qua đó tỉ giá giữa đồng tiền này và USD sẽ rơi vào khoảng 7,35 NDT/USD. Thậm chí sang năm 2020, đáy tiếp theo của đồng NDT có thể sẽ là số 8, tức là 8 NDT đổi 1 USD.
Tuy vậy, theo TS Thành, tỉ giá giữa cặp NDT/USD không ảnh hưởng nhiều đến tỉ giá đồng Việt Nam (VND) và USD. Trong bối cảnh các đồng tiền khác đang yếu đi thì VND là một trong những đồng tiền hiếm hoi mạnh lên. Bằng chứng là chỉ trong hai tuần mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng ra thị trường và mua vào một khối lượng lớn ngoại tệ. Một mặt là để tăng dự trữ ngoại hối nhưng mặt khác đẩy mạnh tiền đồng ra, qua đó chứng minh rằng cán cân thương mại của Việt Nam đang tốt, thu hút đầu tư nhiều, xuất khẩu tăng, kiều hối dồi dào…
Công ty Chứng khoán Rồng Việt cũng vừa công bố báo cáo chiến lược tháng 9 chỉ rõ: Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ngày một leo thang, đồng NDT mất giá liên tục, đồng tiền các nước trong khu vực cũng xuống giá nhưng tiền đồng Việt trở thành hiện tượng hiếm có, đó là khá ổn định. Cụ thể, tính đến hết tháng 8, tỉ giá USD/VND gần như không thay đổi so với giai đoạn đầu năm.
Trong khu vực Đông Nam Á, tiền đồng và tiền bath Thái là hai đồng tiền duy nhất đứng yên và tăng giá so với USD trong bối cảnh NDT giảm liên tục và chạm gần ngưỡng 7,2. “Đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra đối với VND do quan hệ thương mại theo hướng nhập siêu rất lớn với Trung Quốc” - Rồng Việt khen ngợi.
Trong một nhận định tương tự, Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho biết: “Bất chấp đà giảm giá mạnh của đồng NDT trên thị trường thế giới, tỉ giá VND/USD trong tháng 8 gần như đi ngang, không thay đổi so với cuối tháng 7. Tính đến cuối tháng 8, tỉ giá gần như không tăng so với cuối năm 2018”.

Ông Mathew Smith, Giám đốc nghiên cứu, phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến kinh tế (ảnh lớn). Trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá, tiền Việt vẫn ổn định là điều đáng mừng (ảnh nhỏ). Ảnh: TRẦN LINH
Lo nhập công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc
Tuy tiền Việt Nam ổn định giữa bối cảnh thương chiến leo thang là dấu hiệu đáng mừng nhưng TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng đồng NDT mất giá có thể gây ra những tác động tâm lý, khiến cho một số ngân hàng trung ương các nước phải xem xét để hành động.
“Tất nhiên không đến mức là chiến tranh tiền tệ nhưng các ngân hàng trung ương các nước sẽ phải theo dõi và có những hành động nhất định. Chẳng hạn như họ sẽ để cho đồng tiền nội tệ của họ mất giá đi phần nào để duy trì sức cạnh tranh. Đây là điều mà các cơ quan điều hành Việt Nam cần lưu ý” - ông Lực khuyến nghị.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng quan ngại nhất là việc đồng NDT giảm giá làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, cạnh tranh với hàng Việt Nam. Khi đồng NDT giảm giá thì nhiều sản phẩm chất lượng bình quân, công nghệ thấp, nhân lực hạng xoàng đang dư thừa ở Trung Quốc có nguy cơ bị đẩy sang Việt Nam.
“Điều này sẽ gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc, gây sức ép lên tỉ giá tiền đồng và USD. Nếu Việt Nam xử lý không tốt sẽ làm lạm phát tăng, làm giảm giá trị đồng nội tệ, đe dọa ổn định vĩ mô” - ông Tuyển cảnh báo.
Ngoài ra, theo ông Mathew Smith, Giám đốc nghiên cứu, phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thương chiến Mỹ-Trung đã làm gia tăng những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu. Đây là một lý do dẫn đến sự biến động mạnh ở các thị trường chứng khoán Mỹ, đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi ngang và giá vàng tăng lên.
“Tất cả đều cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu đang tìm kiếm những kênh trú ẩn an toàn. Đồng thời do e ngại đối với những bất ổn của thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài có nguy cơ mạnh tay bán chứng khoán” - ông Mathew Smith lưu ý.
Doanh nghiệp Việt nên điều chỉnh cơ cấu thị trường
Cuộc hội thảo "Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng lo của doanh nghiệp Việt?" do Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn phối hợp với một số đơn vị cùng tổ chức. Tại hội thảo, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng cuộc thương chiến giữa hai nền kinh tế lớn đều đang tác động đến Việt Nam theo hướng thuận lợi lẫn tiêu cực.
Sự thuận lợi là nhiều hàng hóa của Việt Nam sẽ thay thế hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu vào Mỹ. Các dòng vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc sẽ tìm đến nhiều nơi chốn mới, trong đó có Việt Nam như một điểm đến tiềm năng, nếu chúng ta đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Về tác động tiêu cực, ông Tuyển cho rằng Trung Quốc tìm các thị trường tiêu thụ thay cho thị trường Mỹ và Việt Nam được đánh giá là thị trường thuận lợi nhất.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng cân bằng hơn. Theo đó, giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ. Thứ hai, khi Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ. Đây là một tiềm năng to lớn cần khai thác.
"Song song đó phải kiên quyết chống gian lận thương mại, bao gồm gian lận xuất xứ để tránh bị Mỹ và các đối tác thương mại trừng phạt" - ông Tuyển nhấn mạnh.
Theo Thùy Linh
Bài liên quan
#chính sách tiền tệ

Dự báo lợi nhuận của các ngân hàng sẽ tăng vọt vào năm 2021
Công ty CP Chứng khoán VNDirect vừa công bố Báo cáo chiến lược đầu tư 2021, trong đó cập nhật kết quả kinh doanh các ngân hàng năm 2020 và kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021.

Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế
PGS.TS Tô Trung Thành cũng cho rằng, với nguồn lực ngân sách hạn hẹp, để đối phó với dịch bệnh COVID-19, Chính phủ cần dựa vào sự tham gia của toàn dân chứ không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Chính phủ.

NHNN thông tin việc Bộ tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát về chính sách tiền tệ
“Việt Nam vào Danh sách giám sát trong Báo cáo tháng 5/2019 do thỏa mãn hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai” - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết.

Lãi suất tăng dồn dập: Nỗi lo lớn dần, nguy cơ khó tránh
Từ đầu tháng 12/2018, nhiều ngân hàng lại tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất. Nhận định từ giới chuyên môn cho biết, áp lực lên lãi suất vẫn còn kéo dài trong thời gian tới.

Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát
Quyết định hôm thứ Năm (14/7) được đưa ra khi Cơ quan Tiền tệ Singapore nâng dự báo lạm phát cơ bản từ 3,0% lên 4,0%, tăng từ mức dự báo trước đó là 2,5% lên 3,5% trong năm nay.

Chứng khoán thế giới đồng loạt giảm khi thị trường Việt Nam nghỉ lễ
Trong lúc thị trường Việt Nam nghỉ Giỗ tổ vua Hùng, thị trường chứng khoán thế giới đang chịu áp lực giảm điểm trước các sự kiện quan trọng quyết định chính sách tiền tệ của thế giới, như báo cáo lạm phát Mỹ tháng 3 và lịch họp của ngân hàng trung ương châu Âu.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Cục Hải quan Hà Nội đối thoại với hơn 200 doanh nghiệp để thúc đẩy kinh doanh
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội- Hoàng Quốc Quang và đại diện các đơn vị chức năng của đơn vị đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, chính sách làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình Phước ban hành 8 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch số 232/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghệ An thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022
Sở KH&CN Nghệ An vừa thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2022. Các doanh nghiệp có nhu cầu cần phải hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở KH&CN để được hỗ trợ…
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh
Liên quan đến sự việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab) áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" ("phụ phí nắng nóng"), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Sẽ ban hành định mức chi phí tái chế và Thông tư của Bộ TN&MT về quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Ngày 15/8, tại TPHCM, Bộ TN&MT phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Ban IV đề xuất Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ, nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.
Cố gắng kiểm soát làn sóng mới dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội
Việc làn sóng mới của đại dịch COVID đang là nỗi lo của cơ quan chức năng với mục tiêu không để đại dịch COVID lan rộng ra ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội thơi gian tới các nghành các cấp địa phương sẽ phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Nếu cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.