Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sẽ làm bức tranh ngành mía đường Việt Nam trở nên tươi sáng?

15:15 05/03/2021

Mới đây, Tổng Cục hải quan ban hành văn bản số 993 gửi Cục hải quan các tỉnh và thành phố trong cả nước, hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Theo văn bản số 933, căn cứ để áp dụng dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan từ Quyết định 477 ngày 9/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Quyết định 477 nêu rõ: “Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía, phân loại theo mã HS 1701.13.00; 1701.14.00 và 1701.99.10; 1701.99.90; 1701.91.00 và 1701.90.91 được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan”.  
Như vậy, các loại đường cát, đường mía, đường kính, đường thô, đường trắng, đường tinh luyện, đường RE, đường RS… thuộc các mã số hàng hóa như trên phải chịu mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp kể từ ngày 16/2/2021 đến ngày 15/6/2021. Mức thuế nhập khẩu ưu đãi trong hạn ngạch và ngoài hạn ngạch đối với các loại hàng hóa này có thể từ 15% đến 100%, tùy mã số hàng hóa đã được quy định.
Như vậy, kể từ khi có Quyết định 2466 ngày 21/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, đến nay là khoảng 5 tháng, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức được áp dụng.
PV