Thứ sáu 06/12/2024 12:35
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới

07/11/2024 20:52
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh chương trình hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, lấy đổi mới sáng tạo làm cốt lõi.
Bài liên quan
Tập trung hình thành các hành lang kinh tế
Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2023
Hành lang kinh tế 5 tỉnh: Cơ hội trong hợp tác Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 7/11, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Hải Cánh, ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm từ 32 năm hợp tác GMS, vừa chỉ ra hướng đi phù hợp cho cơ chế trong giai đoạn phát triển mới.

Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới
Thủ tướng cho rằng GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh rằng, trong sự vận động và phát triển, GMS phải liên tục đổi mới, sáng tạo, vừa nắm bắt xu thế chung của thế giới, vừa phục vụ nhu cầu phát triển riêng của tiểu vùng. Với tư duy đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đề xuất 3 nội hàm chính của hành lang kinh tế thế hệ mới.

Thứ nhất, hành lang của công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng đến kết nối đa chủ thể, đa lĩnh vực, đa giai đoạn. Trọng tâm là hỗ trợ các nước khắc phục những thiếu hụt về thể chế, chính sách, năng lực về công nghệ và đổi mới sáng tạo và về nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người và nguồn lực về tài chính.

Thứ hai, hành lang của tăng trưởng kinh tế, vừa làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Song song với các dự án hạ tầng giao thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, GMS cần mở rộng đầu tư tạo ra các hành lang về bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới và năng lượng sạch; xây dựng các nền tảng số, mở rộng thị trường số, nâng cao kỹ năng số của doanh nghiệp và người lao động. Cần tạo chuyển biến thực chất và hiệu quả trong thuận lợi hóa dòng chảy của vốn, hàng hóa và dịch vụ trong khu vực GMS.

Thứ ba, hành lang xanh, bền vững và bao trùm, bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là động lực, là nguồn lực và là mục tiêu của sự phát triển. GMS cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình hợp tác về môi trường và hệ sinh thái, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. GMS cũng cần đặc biệt coi trọng hợp tác với Ủy hội sông Mekong trong quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững, công bằng và hợp lý dòng sông chung Mekong - Lan Thương và hợp tác ứng dụng công nghệ vào quản lý tổng hợp nguồn nước xuyên biên giới.

Thủ tướng kêu gọi các nước GMS tăng cường đoàn kết, hợp tác để vượt qua khó khăn và cùng nhau phát triển. Với quan điểm "đổi mới để bứt phá, sáng tạo để vươn xa", Thủ tướng tin rằng đổi mới sáng tạo sẽ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của GMS.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các nước GMS, hướng tới mục tiêu xây dựng một tiểu vùng Mekong năng động và phát triển bền vững.

Hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, có việc các thành viên GMS nhất trí thông qua Tuyên bố chung và Chiến lược đổi mới sáng tạo. Hội nghị cũng ghi nhận 6 văn kiện về khí hậu và môi trường, số hóa, đầu tư, bình đẳng giới, y tế, số hóa tài liệu thương mại để triển khai trong thời gian tới.

Bài liên quan
Tin bài khác
Thành phố Hà Tĩnh mở rộng được công nhận là đô thị loại II

Thành phố Hà Tĩnh mở rộng được công nhận là đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II.
Quảng Ngãi thu ngân sách năm 2024 gần 30 nghìn tỷ đồng, vượt 15,5% dự toán

Quảng Ngãi thu ngân sách năm 2024 gần 30 nghìn tỷ đồng, vượt 15,5% dự toán

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, năm 2024 tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi ước đạt hơn 29.500 tỉ đồng, vượt 15,5% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
Khi Chính phủ “lo tiền” cho người nghèo mua nhà (!)

Khi Chính phủ “lo tiền” cho người nghèo mua nhà (!)

Khi Chính phủ “lo tiền” cho người nghèo mua nhà là câu chuyện về gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay để mua nhà ở xã hội được dư luận đánh giá cao.
Bình Dương tập trung nguồn lực vào hạ tầng giao thông và công nghiệp để bứt phá

Bình Dương tập trung nguồn lực vào hạ tầng giao thông và công nghiệp để bứt phá

Để có bước đột phá trong năm 2025, Bình Dương sẽ tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông kết nối , các dự án công nghiệp - dịch vụ, đô thị,...
Thành lập Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Bình Phước: Điểm sáng thu hút đầu tư FDI ấn tượng

Bình Phước: Điểm sáng thu hút đầu tư FDI ấn tượng

Bình Phước đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với những con số ấn tượng về thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn 2022-2024. Theo số liệu mới nhất từ UBND tỉnh, địa phương này đã thu hút được 105 dự án FDI với tổng vốn đầu tư vượt mốc 1,17 tỷ USD, cùng với 54 dự án trong nước có tổng vốn đầu tư trên 18.800 tỷ đồng.
Hà Nội đặt mục tiêu có 25 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng

Hà Nội đặt mục tiêu có 25 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng

Thành phố Hà Nội kỳ vọng tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp được thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ mà thành phố ban hành.
Đến năm 2040, Việt Nam cần 368 tỷ USD để đạt mục tiêu giảm phát thải Net Zero

Đến năm 2040, Việt Nam cần 368 tỷ USD để đạt mục tiêu giảm phát thải Net Zero

Việt Nam cần đạt đỉnh phát thải sớm hơn, vào năm 2030, điều này đặt ra thách thức lớn trong việc điều chỉnh chiến lược giảm phát thải và phân bổ nguồn lực.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ đạo nhằm tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi.
TP.HCM thu ngân sách vượt mốc chỉ tiêu 500.000 tỷ đồng

TP.HCM thu ngân sách vượt mốc chỉ tiêu 500.000 tỷ đồng

Năm 2024 là năm đầu tiên TP.HCM thu ngân sách vượt mốc chỉ tiêu 500.000 tỷ đồng ngay từ tháng 11. Dự kiến đến hết năm 2024 có thể thu thêm từ 6-7%.
Bình Dương vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI

Bình Dương vươn lên thứ hai cả nước về thu hút vốn FDI

Với tổng vốn đạt 42,39 tỷ USD, Bình Dương hiện là một điểm sáng trong thu hút FDI khi sở hữu gần 4.400 dự án FDI đang hoạt động tại 29 khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
Tân Bộ trưởng GTVT chỉ đạo “nóng” về tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Tân Bộ trưởng GTVT chỉ đạo “nóng” về tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Minh vừa yêu cầu các đơn vị thi công tập trung tối đa nhân lực, vật lực hoàn thành các dự án giao thông quan trọng trong năm 2025.
Bộ, ngành nào chưa giải ngân vốn ODA?

Bộ, ngành nào chưa giải ngân vốn ODA?

Theo thống kê đến hết tháng 11/2024, vẫn còn 4/10 Bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài (vốn ODA) năm 2024.
Bình Dương "chạm" mức kỷ lục xuất siêu 10 tỷ USD

Bình Dương "chạm" mức kỷ lục xuất siêu 10 tỷ USD

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương nhận định, kết quả xuất siêu gần 10 tỷ USD cho thấy các doanh nghiệp trong tỉnh có sức chống chịu tốt trước tác động của thị trường.
Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng có vị trí chiến lược thuận lợi có đường biển, đường hàng không, đường bộ rất thuận lợi để thành lập khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải trong vùng Đông Nam Bộ. Đó là một trong những đề xuất tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.