Thủ tục hành chính về đất đai tiếp tục làm khó doanh nghiệp
- Kinh doanh
- 06:30 17/01/2019
Theo đánh giá của VCCI, đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được ban hành trong năm 2018 nhưng vẫn chưa giải quyết được cốt lõi vấn đề.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2018.
Nhiều chính sách ưu đãi dành cho nông nghiệp
Quan sát những văn bản pháp luật được ban hành trong năm 2018, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ trong năm 2018 một số lượng lớn các văn bản trong lĩnh vực nông nghiệp được ban hành, sửa đổi với mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Trong đó, nổi bật trong số những chính sách này chính là Nghị định 57/2018/NĐ-CP về chính sách ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, những ngành nghề được ưu đãi đầu tư theo nghị định này rất rộng, từ lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, giống, thuỷ sản, máy móc, vật tư nông nghiệp, chế biến nông lâm thuỷ sản, cho đến sản xuất hàng thủ công, nước sạch, xử lý chất thải, thương mại nông sản, thậm chí cả xây dựng nhà ở cho người lao động nông thôn, dịch vụ tư vấn và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp...
Đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được ban hành trong năm 2018 nhưng vẫn chưa giải quyết được cốt lõi vấn đề.
Đồng thời, các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nêu trong nghị định cũng rất đa dạng, từ miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ chi phí xây dựng hạ tầng, đến chi phí nghiên cứu, mua công nghệ, đào tạo lao động, quảng cáo, xây dựng cơ sở sản xuất.
Theo đánh giá của VCCI, các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nông nghiệp là rất cần thiết, nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi, gồm quyền tài sản đối với đất đai, xử lý vi phạm về nhãn mác hàng hoá và thực thi hợp đồng.
Nhưng chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi
Nhìn nhận vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, VCCI nhận định, tiếp cận đất sản xuất lại đang là một trong những cản trở lớn khi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Dẫn nguồn điều tra PCI 2017, ông Tuấn cho biết, có đến 76% doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong hai năm qua.
Bằng quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp nông nghiệp, ông Tuấn kể rằng, nhiều doanh nghiệp từng khẳng định với ông rằng, thủ tục hành chính về đất đai là phiền hà nhất, cao hơn tất cả các lĩnh vực khác như thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường, giao thông…
“Khi muốn mở rộng mặt bằng sản xuất, có rất nhiều cản trở đối với các doanh nghiệp như thủ tục thuê, mua đất phức tạp, quy hoạch chưa phù hợp, cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi… tích tụ đất nông nghiệp là vấn đề đã được bàn luận từ lâu, song các quy định pháp luật thời gian qua vẫn chưa giải quyết được vấn đề này”, Trưởng ban Pháp chế VCCI khẳng định.
Thêm vào đó, theo ông Tuấn một trong những cản trở lớn nhất đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là hàng hoá gian lận về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và nhãn mác.
“Chỉ cần trên thị trường tồn tại những cửa hàng bán rau không bảo đảm an toàn canh tác, nhưng lại treo biển rau sạch, rau hữu cơ thì sẽ khiến cho người tiêu dùng không tin tưởng vào các thương hiệu kinh doanh trung thực. Thậm chí, có doanh nghiệp đưa ra chứng nhận nông sản sạch do nhà nước cấp như Vietgap, cũng vẫn bị người tiêu dùng nghi ngờ đã dùng tiền để “mua” chứng nhận”, ông Tuấn nói.
Một vấn đề khác cũng ảnh hưởng lớn đến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là thực thi hợp đồng. Theo đó, Nghị định 98/2018 về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp dù đã cố gắng để ưu đãi các liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ nông sản và nông dân, nhưng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để khiến liên kết này được bền vững hơn.
“Khi có một bên “lật kèo”, bên còn lại buộc phải khởi kiện ra toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại kéo dài về thời gian và kém hiệu quả để thực thi bản án, khiến nhiều trường hợp doanh nghiệp và người dân buộc phải chấp nhận thiệt hại. Các liên kết trong nông nghiệp vì thế vô cùng lỏng lẻo", chuyên gia của VCCI nhận xét.
Theo ông Tuấn để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào nông nghiệp thì những vấn đề cốt lõi nhất, mang tính nền tảng như quyền tài sản đối với đất đai, bảo vệ quyền hợp đồng và chống gian lận sở hữu trí tuệ, nhãn mác phải được xử lý triệt để.
“Nhưng đây là những vấn đề nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thậm chí một số vấn đề nằm ngoài phạm vi quản lý của Chính phủ. Do đó, rất cần có sự thay đổi nhận thức và phối hợp giải pháp từ cả phía Quốc hội và Toà án để có thể giải quyết tận gốc vấn đề”, ông Tuấn nói.
Huyền Trang
Tin liên quan
#TTHC

Doanh nghiệp vẫn khổ vì “chi phí ngầm”
Mặc dù kết quả cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) bước đầu góp phần “làm thoáng” môi trường đầu tư, kinh doanh, nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tình trạng “giấy phép con”.

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

Thủ tục hành chính vẫn “hành” người dân và doanh nghiệp
Có căn cước công dân vẫn phải có kèm theo giấy chứng nhận đúng “chủ giấy tờ” là thực tế trớ trêu không ít người dân đang gặp phải hiện nay.
Đọc thêm Kinh doanh
Giá dầu ngày 26/2 có xu hướng giảm
Giá dầu thô giảm trở lại trước thông tin OPEC+ nâng sản lượng khai thác thêm 500 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 4/2021.
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam chiếm 17,61% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2020
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm (tính theo lượng) và tăng 7,3%/năm (tính theo trị giá)
Hàng hóa qua cảng biển tăng mạnh kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong tháng 01/2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Cục Hải quan Lạng Sơn thu ngân sách tăng mạnh 2 tháng đầu năm
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thông quan cho lượng hàng hóa đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 473,4 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ, thu ngân sách đạt hơn 830 tỷ đồng, đạt hơn 23% chỉ tiêu.
Top nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD tháng đầu năm 2021
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng mạnh 48,2% so với cùng kỳ 2020. Trong đó có sự đóng góp lớn của 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.
Ngày 25/2/2021: Gía xăng dầu trong nước dự báo sẽ tăng 1.000 đồng/lít trong chiều nay
Thông báo của Bộ Công Thương, tại kỳ điều chỉnh vào chiều nay (25/2), giá xăng dầu trong nước có thể tăng trên dưới 1.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 25/2
Theo kế hoạch, ngày mai (25/2), liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ đợt thứ 4 năm mới 2021.
Dự báo năm 2021 nghành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nghành sữa Việt Nam xuất khẩu vẫn vượt mốc 300 triệu USD, năm 2021 được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng mạnh.