Thứ bảy 14/12/2024 17:19
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Thiếu thương hiệu, ngành gỗ khó lớn

12/10/2020 00:00
Đa số doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ làm gia công chi tiết cho các công ty nước ngoài hoặc làm hàng xuất khẩu theo mẫu của khách hàng. Điều đó dẫn tới Việt Nam có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ quy mô lớn, công nghệ hiện đại nhưng hiếm có công

Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ lực suy giảm, gỗ và các sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng hai con số. Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 7 ước đạt 837 triệu USD, lũy kế 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,66 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2005, sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam mới XK đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam hiện mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu, trong khi “miếng bánh” này có giá trị hàng trăm tỷ USD.

Kiếm tiền từ số lượng

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM, chúng ta có quyền tự hào một cách chính đáng về thành tích XK những năm vừa qua nhưng không có quyền tự mãn. Trong chuỗi giá trị sản phẩm gồm 4 giá trị: sản xuất, thương mại, thiết kế và thương hiệu, ngành chỉ mới đạt được giá trị sản xuất ở mức trung bình vì năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định do trình độ tổ chức, công nghệ và kỹ năng lao động.

Phần lớn các nhà sản xuất Việt Nam thực hiện theo đơn đặt hàng của thương nhân nên ít chú trọng đến giá trị thương mại, từ đó thụ động và ít phát triển marketing, chưa có nhiều hệ thống phân phối ra thị trường để khai thác giá trị thương mại của sản phẩm.

Đặc biệt, các nhà sản xuất mới chú trọng kiếm tiền từ hiệu quả phần cứng sản phẩm; chưa phát triển phần mềm thông qua thiết kế và kỹ năng lao động để đưa tư duy sáng tạo và thổi hồn vào sản phẩm nhằm nâng cao giá trị ngoài sản xuất.

Việt Nam có nhiều nhà sản xuất lớn, công nghệ hiện đại nhưng hiếm có công ty nào có tên tuổi trên thị trường quốc tế và để lại dấu ấn sâu đậm trên thị trường quốc nội. Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp (DN) và cả thương hiệu quốc gia cũng chưa được chú trọng đúng mức.

“Nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới tăng không ngừng. Sản xuất đồ nội thất là thế mạnh của Việt Nam, là nghề truyền thống, là động lực phát triển nông thôn thông qua kinh tế lâm nghiệp. Chúng ta nên nắm bắt cơ hội này để phát triển ngành. Nếu bỏ lỡ, các nước láng giềng như Indonesia và Malaysia có thể sẽ vượt qua Việt Nam để giành lấy thị trường và ngôi quán quân trong ASEAN. Lúc đó, chúng ta chỉ còn khoanh tay ngồi nhìn trong tiếc nuối”, ông Hạnh cảnh báo.

Đại diện CTCP kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt đánh giá những năm vừa qua, ngành gỗ rất thành công nhưng DN Việt Nam XK chỉ đạt khoảng 30% tổng kim ngạch XK, còn lại 70% vẫn là từ các DN FDI.

“Điều gì đã cản trở chúng ta ngay tại sân nhà với số lượng DN đông đảo gấp hàng chục lần DN FDI? Phải chăng số đông các DN chúng ta chưa lớn, không có nhiều tên tuổi các công ty lấp lánh thương hiệu trên thị trường trong nước cũng như quốc tế?”, vị đại diện này nêu vấn đề.

Rất ít công ty nội thất có thể tự thiết kế mẫu mã để bán trực tiếp cho khách hàng

Ông Lê Văn Nga, Tổng giám đốc công ty Koda Sài Gòn, cũng nhận xét đa số công ty nội thất Việt Nam chỉ làm gia công chi tiết cho các công ty nước ngoài hoặc làm đồ nội thất XK theo mẫu của khách hàng. Rất ít công ty có thể tự thiết kế mẫu mã để bán trực tiếp cho khách hàng, vì vậy giá trị sản phẩm thấp và sức cạnh tranh trên thị trường không cao.

“Thế giới luôn biến đổi không ngừng, nhu cầu của con người cũng thay đổi theo, vì vậy đồ gỗ nội thất không chỉ là cái ghế để ngồi, cái giường để nằm, mà là một tác phẩm nghệ thuật giúp trang hoàng nét đẹp cho không gian sống của họ, nên mẫu mã của sản phẩm chiếm giá trị nhiều nhất trong chuỗi giá trị. Khách hàng quan tâm tới cái đẹp, cái gu thời trang, tới không gian nội thất bên trong căn nhà của họ trước, sau đó mới quan tâm tới chất liệu, giá cả và công nghệ. Nếu DN nào không quan tâm điều này mà vẫn làm theo cách cũ sẽ bị một sức ép cạnh tranh rất lớn, đó là “sức ép của sự đào thải” vì không thể thích nghi với môi trường kinh doanh mới”, ông Nga chia sẻ.

Thay đổi tư duy

Câu hỏi đặt ra là các DN Việt Nam không chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm? Theo ông Nga, có lẽ do DN chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu mã sản phẩm sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường và mang lại giá trị rất cao cho sản phẩm khi bán ra. Hoặc các DN biết tầm quan trọng của việc thiết kế mẫu mã nhưng chưa dám làm, sợ rủi ro, vì vậy vẫn làm theo cách cũ. Cũng có các DN biết, muốn làm mà không biết làm, không đủ năng lực để làm, không biết bắt đầu từ đâu.

Trong khi đó, việc các công ty không thiết kế và làm theo mẫu của khách hàng có nghĩa khách hàng sẽ chọn công ty nào có giá rẻ nhất để đặt hàng, khách hàng là người quyết định giá bán. DN phải làm thật nhanh, thật nhiều thì mới có lợi nhuận. Đây là cạnh tranh bằng “cơ bắp”. Các DN này có giá bán rất thấp, lợi thế cạnh tranh thấp, bị khách hàng kiểm soát. Công ty chịu nhiều sức ép về cạnh tranh trên thị trường và sức ép của sự đào thải.

Trước thực trạng trên, ông Nga kiến nghị Chính phủ cần xây dựng những chương trình, chiến lược cụ thể và dài hạn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, như tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, mở các cơ sở đào tạo và dạy nghề cho ngành gỗ, mở ra các trung tâm đào tạo chuyên về thiết kế nội thất. Chính phủ cần có những chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá cho hình ảnh ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, nâng cao thương hiệu gỗ Việt ra thế giới.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT công ty AA, cho rằng đã đến lúc DN Việt cần thay đổi tư duy kiếm tiền bằng sự cần mẫn trong sản xuất, lấy công làm lời; mà cần phải xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Xây dựng thương hiệu sẽ giúp DN có điều kiện phát triển tầm nhìn, định hướng, tăng nguồn khách hàng tự tìm đến, dễ tiếp cận thị trường quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận.

Theo các DN và chuyên gia, mỗi DN Việt Nam phải đổi mới và để ngành gỗ bứt phá đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD tới năm 2025, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: xây dựng thương hiệu, xây dựng kênh phân phối, xây dựng độ ổn định và bền vững về nguồn cung ứng nguyên liệu và môi trường, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, xây dựng thiết kế mẫu phù hợp với thị hiếu của thị trường…

Lê Thúy

Tin bài khác
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính toàn diện

“Bộ Tài chính cần tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành Tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp”.
Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Thúc tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và Lào Cai - Hải Phòng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quyết tâm khởi công hai dự án đường sắt trọng điểm vào năm 2025 và 2027, khẳng định quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ.
Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Vĩnh Phúc: Cú hích đầu tư từ làn sóng phát triển bền vững

Theo Giám Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc – Nguyễn Xuân Quang, chiến lược thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp trong bối cảnh khó khăn toàn cầu, sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tuân thủ 6 quan điểm khi gỡ khó cho dự án điện tái tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Bộ Công Thương sẽ tuân thủ sáu quan điểm trọng yếu để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Đồng Nai: Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức khẳng định, tỉnh luôn xem công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng

Thông tin về kế hoạch năm 2025, Cục Hải quan Bình Dương đặt mục tiêu thu ngân sách Nhà nước đạt 17.600 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với dự toán năm 2024.
CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

CIEM: Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 7,25%

TS. Lương Văn Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 7,25%, cao hơn mức 7,06% được ước tính trước đó.
Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Bộ GTVT đăng ký nhu cầu kế hoạch vốn năm 2025 là 89.211 tỷ đồng

Năm 2025, Bộ GTVT được giao 71.135 tỷ đồng, nếu tính cả nguồn vượt thu các năm 2021, 2022, 2023 thì tổng kế hoạch vốn năm 2025 khoảng 87.000 tỷ đồng.
Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lên phương án giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại trong năm 2024, quyết tâm hoàn thành mục tiêu được giao.
Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Quỹ hỗ trợ đầu tư cần hướng tới cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quỹ Hỗ trợ đầu tư cần phải hướng tới mục tiêu hỗ trợ tất cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài.
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ và các bên liên quan tìm ra giải pháp tháo gỡ hiệu quả, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.