Thứ bảy 21/12/2024 19:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Thiếu 'giấy thông hành', doanh nghiệp Việt khó cạnh tranh

12/10/2020 00:00
Thương hiệu vẫn là điểm yếu, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt không chỉ trên đấu trường quốc tế, mà ngay cả trên sân nhà.

Trước xu thế đó, việc xây dựng thương hiệu là điều cần thiết, bởi đây không chỉ là “giấy thông hành” giúp doanh nghiệp (DN) trong hoạt động xuất khẩu, cạnh tranh “sòng phẳng” với các DN nước ngoài, mà còn làm nên danh tiếng, thương hiệu của cả một quốc gia.

Mạnh lượng nhưng yếu chất

Dẫn câu chuyện về nông sản Việt lép vế trên đấu trường thế giới, một chuyên gia đến từ Trường Đại học Thương mại cho hay Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu nhiều loại nông sản, thực phẩm cho thế giới, khi kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng năm khoảng 20 tỷ USD/năm.

Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch XK nông sản ước đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng kim ngạch XK (cùng kỳ năm trước là 51,7%). Trong đó, Mỹ hiện là thị trường XK lớn nhất của nông sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20,8% tổng kim ngạch XK (cao hơn Trung Quốc 0,1 điểm phần trăm), tiếp đến là EU chiếm 12%, ASEAN chiếm 9,5%, Nhật Bản chiếm 8,4%.

“Thế nhưng thế giới chưa biết đến điều này. Không những thế, các DN Việt Nam mới dừng lại ở mức tạo dựng thương hiệu riêng, thiếu liên kết trong việc xây dựng thương hiệu chung toàn ngành. Điều đó khiến ngành thực phẩm khó có được một thương hiệu chung”, vị chuyên gia này cho hay.

Điển hình, trong các mặt hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam, XK chè đang được xếp ở vị trí thứ 9 trên thế giới nhưng lại không được biết đến là quốc gia sản xuất và XK chè lớn trên thế giới. Hay như mặt hàng gạo của Việt Nam cũng đang đứng vị trí 2 về XK trên thế giới, nhưng luôn XK loại “gạo vô danh” mang tên “gạo 25% tấm”. Do vậy, trên kệ hàng thế giới không bao giờ có thương hiệu gạo Việt, vì từ trước đến nay DN chưa đồng lòng xây dựng gạo chất lượng cao và có thương hiệu.

Chuyên gia chiến lược thương hiệu Nguyễn Đức Sơn cho rằng thương hiệu là tài sản kinh doanh chủ chốt quyết định phí bảo hiểm, khả năng cạnh tranh và lợi nhuận cho cổ đông. Thương hiệu cũng là tài sản đáng giá nhất của công ty cần được chú trọng đầu tư.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cũng chỉ ra các DN nội luôn chú trọng thúc đẩy doanh số bán hàng mà ít quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Điều này khiến cho hàng hóa bán ra của DN Việt thường mạnh về lượng nhưng yếu về chất.

Đánh giá về vai trò của thương hiệu đối với DN, Ts. Declan P Bannon, Trường Đại học Anh tại Hà Nội, từng cho rằng DN có thương hiệu tốt thì có thể bán bất kỳ sản phẩm nào và chất lượng sẽ tạo ra thương hiệu. Đương nhiên, khi đó, DN tăng doanh thu và tiếp tục phát triển, thay vì co cụm sản xuất hay “lẹt đẹt” mãi với hàng tồn kho.

Hướng đi tất yếu

Để không bị lấn át bởi các thương hiệu lớn trên thế giới, các chuyên gia cho rằng không còn cách nào khác là DN Việt phải xây dựng thương hiệu cho chính mình.

Tại một hội thảo với chủ đề làm gì để có thương hiệu mạnh vừa được tổ chức vào cuối tuần qua, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation, chia sẻ: “Thương hiệu mạnh là thương hiệu mang tính nhân bản, tạo ra kết nối chặt chẽ với khách hàng”.

Để tạo ra thương hiệu mạnh, DN cần thổi hồn cho thương hiệu, để thương hiệu đó trở thành một “con người” thực thể, có tính cách, nhân cách, có khả năng giao tiếp, tạo mối quan hệ với khách hàng.

Giới chuyên gia cho rằng DN sẽ có thương hiệu mạnh khi đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, và “nói thật” để khách hàng tin vào sản phẩm/dịch vụ của mình.

Đồng quan điểm, ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, nhấn mạnh: Mỗi DN muốn nâng tầm thương hiệu để tạo sức cạnh tranh, vấn đề cốt lõi là phải tập trung vào chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, DN phải không ngừng sáng tạo và đổi mới để bắt kịp xu hướng thị trường thế giới. Cùng đó, mỗi DN cần có sự thay đổi khác về cách tiếp cận truyền thống, vượt qua khỏi vùng an toàn để sản phẩm phải trở nên công chúng hóa, có thể tiếp cận đến mọi đối tượng người tiêu dùng. Muốn thương hiệu được nhiều người biết đến, bản thân DN phải không ngại thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường.

“Thương hiệu DN và thương hiệu quốc gia có sự cộng hưởng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển, đòi hỏi sự chung tay lâu dài và bền bỉ của nền kinh tế. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế mới, Việt Nam cần triển khai xây dựng chiến lược thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển này”, ông Hải khẳng định.

Ts. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, chia sẻ: Thương hiệu là vô hình, nhưng lại tạo ra những lợi ích bền vững cho DN. Giá trị của thương hiệu và giá trị văn hóa DN là to lớn, nhưng khó đo lường và dễ mất đi. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu cung cấp những trải nghiệm nhất quán cho người tiêu dùng trong dài hạn. Đặc biệt, khách hàng sẽ mất tin tưởng vào thương hiệu khi những nhân viên và hành vi với danh nghĩa thương hiệu gây cho họ các ấn tượng xấu. Bởi vậy, đầu tư phát triển văn hóa DN gắn với xây dựng và quảng bá, bảo vệ thương hiệu là việc làm thường xuyên và tinh tế, cả vĩ mô và vi mô trong toàn bộ đời sống và phát triển của DN.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân sự phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.