
Thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc cho nước mắm Phú Quốc
Phú Quốc cũng là địa phương được chọn có sản phẩm đầu tiên của tỉnh Kiên Giang để xây dựng sổ tay hướng dẫn truy xuất nguồn gốc nước mắm. Trên địa bàn Phú Quốc hiện có khoảng 57 cơ sở chế biến nước mắm cung cấp ra thị trường 25 triệu lít/năm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang cho biết, để người tiêu dùng dễ nhận diện, tin cậy chất lượng sản phẩm nước mắm Phú Quốc, Sở đã triển khai thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc cho loại sản phẩm truyền thống này tại 2 doanh nghiệp là Doanh nghiệp tư nhân Hồng Đức 1 và Công ty TNHH Kinh doanh nước mắm Huỳnh Khoa.
Phú Quốc cũng là địa phương được chọn có sản phẩm đầu tiên của tỉnh Kiên Giang để xây dựng sổ tay hướng dẫn truy xuất nguồn gốc nước mắm. Trên địa bàn Phú Quốc hiện có khoảng 57 cơ sở chế biến nước mắm cung cấp ra thị trường 25 triệu lít/năm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo đó, Bộ tài liệu truy xuất nguồn gốc do Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN) xây dựng riêng cho nước mắm Phú Quốc là kết quả triển khai mô hình thí điểm, áp dụng truy xuất nguồn gốc do Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang và Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia phối hợp thực hiện.
Việc áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nước mắm Phú Quốc được đánh giá không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn là cách để các doanh nghiệp chung tay bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả, hàng nhái. Đây cũng là cách tạo sự minh bạch của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, để nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
“Việc thí điểm thành công tại 2 doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng tính an toàn của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”, đại diện Sở KH&CN nhận định.
Theo thông tin tại Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt", đến nay đã có 60.000 doanh nghiệp, 750.000 sản phẩm được cấp mã số mã vạch (cả một chiều và hai chiều). Trong lưu thông và tiêu thụ nông sản hiện nay, truy xuất nguồn gốc trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc và theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp, HTX, việc xây dựng nhật ký điện tử, truy xuất nguồn gốc giúp khả năng kết nối, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.
PV
- IMF: 80% kinh phí giảm thiểu khí hậu của các quốc gia mới nổi phải đến từ khu vực tư nhân
- Công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới vận hành tổ máy thứ hai trong giai đoạn thứ tư
- Giá trị tài sản ròng của người nổi tiếng: Katy Perry bán danh mục âm nhạc với giá 225 triệu USD
- Nhà cung cấp Samsung đầu tư 1 tỷ USD vào hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam
- Cơ hội cho ngành da giày Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu sang Canada
Cùng chuyên mục


Hòa Bình: Sản lượng thu hoạch thủy sản 9 tháng năm 2023 ước đạt 9,21 nghìn tấn

Phú Thọ: Nâng hạng cho sản phẩm OCOP tại huyện Cẩm Khê

Xuất khẩu máy vi tính, điện thoại mang về 10,43 tỷ USD trong tháng 8

Hòa Bình: 123 sản phẩm OCOP được công nhân đạt chuẩn 3 sao và 4 sao

Hòa Bình: Đầu tư 3.188,4 tỷ đồng triển khai 04 dự án về dịch vụ du lịch
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...