
Thép Pomina phát hành tối đa 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Tại Đại hội cổ đông vừa qua, cổ đông Thép Pomina đã thông qua kế hoạch phát hành tối đa 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, theo tỷ lệ 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu sẽ có quyền được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm). Vốn điều lệ dự kiến sẽ tăng từ 2.797 tỷ đồng lên 3.497 tỷ đồng.
Giá chào bán do Hội đồng quản trị quyết định, thời gian phát hành dự kiến năm 2021 hoặc 2022. Ban lãnh đạo Pomina dự kiến tỷ lệ chào bán cổ phiếu thành công là 90% (tức khoảng 630 tỷ đồng).
Trong trường hợp cổ phần đăng ký chào bán không phân phối hết theo dự kiến và số lượng vốn huy động không đạt kỳ vọng thì HĐQT công ty sẽ phân phối cho đối tượng khác do HĐQT quyết định.

Sau phát hành, công ty dự tăng vốn điều lệ lên gần 3.500 tỉ đồng, mục đích nhằm tăng quy mô vốn.
Đại hội cổ đông thường niên 2021 của POM vừa qua đã thông qua kế hoạch doanh thu thuần cả năm nay đạt 12.000 tỉ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỉ đồng. Kết thúc quý 1/2021, POM lãi 74 tỉ đồng và dự kiến các tháng cuối năm sẽ tăng dần mức lãi khi lò cao chạy hết công suất thiết kế.
Năm 2021, Thép Pomina đặt kế hoạch doanh thu thuần 12.000 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, gấp gần 38 lần kết quả năm ngoái.
Kế hoạch được đưa ra giữa bối cảnh thị trường thép tăng nóng từ cuối năm 2020 sang đến 4 tháng đầu năm nay. Cùng với đó, trung tuần tháng 11/2020, POM cũng đã đưa vào vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao (BF) và lò điện công nghệ Consteel sản xuất từ quặng. Công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép được luyện từ quặng, sạch tạp chất.
Ban lãnh đạo cho biết, việc lò cao đi vào sản xuất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm sắt xây dựng. Công ty đặt mục tiêu sẽ sản xuất và tiêu thụ được 65% công suất nhà máy tốn (120.000 tấn).
Với kế hoạch trên, công ty dự kiến chia cổ tức ở mức 10% tiền mặt (1.000 đồng/cổ phiếu), trong khi năm 2020, công ty quyết định không chia cổ tức.
Trong quý 1/2021, Thép Pomina ghi nhận 2.699 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế hơn 74,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm trên 55,7 tỷ đồng.
Nguyên nhân được ban lãnh đạo công ty lý giải là nhờ dự án lò cao đi vào hoạt động, giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận gộp từ 3,5% lên 12,7% so với cùng kỳ và chi phí lãi vay giảm 19%.
Từ tháng 2 năm nay, doanh nghiệp này đã hoàn thành và đưa vào sản xuất dự án lò cao tại nhà máy Pomina 3. Đây được cho là bước đột phá giúp giảm giá thành sắt xây dựng, giúp tiêu thụ tối đa công suất hiện có.
Thép Pomina đã và đang được tín nhiệm sử dụng tại nhiều siêu dự án và công trình trọng điểm quốc gia: dự án sân bay quốc tế, thủy điện, cầu đường, nhà cao tầng… từ những công ty xây dựng hàng đầu là khách hàng lớn của Pomina như Vingroup, Phú Mỹ Hưng, Hòa Bình, Đại Quang Minh, Coteccons, Newtecons...
Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp này đánh giá rủi ro trong năm nay là thị trường trong nước tiêu thụ chậm và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, bên cạnh kỳ vọng sản xuất cũng như tiêu thụ 65% công suất nhà máy tôn (120.000 tấn/năm).
P.V/Theo Thanh niên
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?