
Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Trong bối cảnh phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã cảnh báo nhà đầu tư khi có hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính chèo kéo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, với lãi suất lên tới 12-13% một năm.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 diễn ra ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành riêng lẻ đạt 257.857 tỉ đồng sau 6 tháng đầu năm 2022, tăng mạnh so với cùng giai đoạn năm 2021.
Trong bối cảnh phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã cảnh báo nhà đầu tư khi có hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính chèo kéo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, với lãi suất lên tới 12-13% một năm.

Theo ông Hồ Đức Phớc, TPDN riêng lẻ không được cơ quan quản lý cấp phép. Trong khi đó, các tổ chức phân phối, chào mua TPDN riêng lẻ chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, tổ chức này không có trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã soạn thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
Theo đó, các quy định tại dự thảo được sửa đổi theo hướng yêu cầu tổ chức phát hành sử dụng vốn đúng mục đích như phải công bố thông tin cụ thể, rõ ràng, sau này kiểm tra nếu không đúng sẽ được coi là vi phạm.
Ngoài ra, tổ chức phát hành phải thuê các đơn vị kiểm toán và tư vấn tham gia vào quá trình phát hành trái phiếu. Đồng thời, nâng cao tính minh bạch về tình hình tài chính, thông tin trái phiếu và định giá tài sản đảm bảo.
Nghị định mới cũng quy định việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm theo lộ trình, chào bán TPDN cho cá nhân phải trao đầy đủ quyền sở hữu trái phiếu cho cá nhân.
Tuy nhiên, dự thảo Nghị định đã được “đưa lên đưa xuống” nhiều lần mà chưa được thông qua. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị định 153 đã trình nhiều lần, tuy nhiên chưa được quyết. Hiện Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp chưa thống nhất, đề nghị đưa ra Chính phủ quyết luôn. Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất siết lại một số quy định để quản lý chặt chẽ hơn. Khung khổ pháp lý chặt chẽ hơn sẽ giúp thị trường TPDN phát triển ổn định, bền vững.
Trước yêu cầu của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì phiên họp với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp để giải quyết các vướng mắc tại thảo, nếu không giải quyết được thì trình Chính phủ xem xét, giải quyết.
P.V
- Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XII: Nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng của thị trường bất động sản
- Apple giải thích việc ưu tiên Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
- Sợ mua phải mỹ phẩm giả, nữ doanh nhân mở doanh nghiệp riêng, gọi vốn thành công 225 triệu USD
- Indonesia chính thức siết chặt hoạt động giao dịch thương mại điện tử
- Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
Cùng chuyên mục


Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023

Du lịch Hà Nội xúc tiến sản phẩm, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa

Hiệp định CPTPP: Làm tốt thương hiệu tạo đột phá về xuất khẩu

GDP của Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi ADB hạ tăng trưởng kinh tế?

Hải Phòng đối thoại giải quyết kiến nghị doanh nghiệp trong lĩnh vực hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"