Thứ ba 26/11/2024 11:19
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thanh tra Chính phủ đề xuất cho Đồng Nai gia hạn khai thác đất làm cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

20/03/2023 11:15
Thanh tra Chính phủ vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về vướng mắc trong cung cấp vật liệu san lấp tại dự án thành

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Quyết định 457 ngày 23/11/2022 thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía Nam cung cấp cho dự án giao thông quan trọng quốc gia, gồm dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây và dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu của UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp.

Qua kết quả thanh tra, UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp đã phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến quy hoạch khoáng sản và các khu vực khoáng sản đã cấp phép khai thác trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để chủ đầu tư dự án, đơn vị tư vấn thực hiện việc khảo sát, đánh giá, đưa vào hồ sơ thiết kế, dự toán của dự án.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt, hồ sơ dự thầu của nhà thầu cũng thể hiện việc sử dụng vật liệu xây dựng thông thường để san lấp tại các khu vực mỏ đã cấp phép và khu vực hoạt động khoáng sản trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt (nêu tại hồ sơ thiết kế, dự toán của dự án).

Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện, ngoại trừ dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu, 2 dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây gặp khó khăn, vướng mắc và chậm trễ trong việc cung cấp khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để san lấp.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2016 quy định thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với nhà đầu tư trong nước thì phải có quyết định chủ trương đầu tư.Theo khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 thì để được cấp quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất. Trong khi theo điểm đ khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không được thu hồi đất mà nhà đầu tư phải thỏa thuận với người dân.

Các quy định này dẫn đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản mất nhiều thời gian; trong trường hợp nhà đầu tư không thoả thuận được với chủ sử dụng đất thì không thể có nguồn vật liệu san lấp để cung cấp kịp thời cho các dự án giao thông quan trọng của Quốc gia cũng như của địa phương.

Bên cạnh đó, mặc dù Nghị quyết 60/2021 và Nghị quyết 133/2021 của Chính phủ có xác định cơ chế đặc thù nhưng trình tự, thủ tục hành chính đối với việc thăm dò, đánh giá trữ lượng, đánh giá tác động môi trường, cấp phép khai thác khoáng sản và thủ tục hành chính về đất đai, như: điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, công tác cho thuê dất, chuyển mục đích sử dụng đất,... vẫn áp dụng theo quy định thông thường nên mất nhiều thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính đối với các mỏ đất được cấp theo cơ chế đặc thù.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tại một số mỏ đá đã cấp phép, khi khảo sát, giám định chất lượng thì đơn vị tư vấn đánh giá đạt yêu cầu nhưng sau khi công trình được khởi công thì nhà thầu xác định không đảm bảo chất lượng để sử dụng làm vật liệu san lấp phục vụ dự án,... dẫn đến phải tiếp tục đề nghị cấp thẩm quyền thực hiện các thủ tục từ bổ sung quy hoạch khoáng sản, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến cấp phép khai thác khoáng sản và thực hiện các thủ tục đất đai để được khai thác khoáng sản theo quy định (tỉnh Bình Thuận) hoặc đề nghị cấp thẩm quyền thực hiện các thủ tục cải tạo đất nông nghiệp gắn với thu hồi khoáng sản cung cấp cho dự án (tỉnh Đồng Nai).

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, theo đề nghị của chủ đầu tư và nhà thầu thi công dự án, UBND tỉnh Đồng Nai đã vận dụng quy định của pháp luật nêu tại Điều 9 Luật Đất đai năm 2013 (quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất,...) để cho phép thực hiện các phương án hạ cote nền, cải tạo đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả cây trồng kết hợp thu hồi vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây tại 4 khu vực gò, đồi bạc màu canh tác nông nghiệp kém hiệu quả.

Qua đó đã sắp xếp được nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho dự án, đảm bảo được quyền lợi của người dân có quyền sử dụng đất, không phải thực hiện các thủ tục về điều chỉnh quy hoạch khoảng sản, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, về cấp phép khai thác khoáng sản, về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất,...

Việc vận dụng quy định của pháp luật nêu trên đã giải quyết được nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ dự án, vật liệu san lấp thu hồi đã được đơn vị thi công đăng ký nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế, phí khác theo quy định.

"Tuy nhiên, việc thu hồi vật liệu san lấp không được thực hiện theo các thủ tục quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010, từ việc thăm dò, xác định loại khoáng sản, làm cơ sở để thực hiện các thủ tục khác liên quan đến điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường", Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc giữa các quy định nêu trên của Luật Đầu tư, Luật khoáng sản và Luật Đất đai; đặc biệt, do nhu cầu cấp thiết về vật liệu san lấp của dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, nếu triển khai tiếp các thủ tục theo quy định thì không thể đáp ứng yêu cầu về tiến độ của dự án.

Từ cuối năm 2022, cả 4 khu vực cải tạo đất nông nghiệp nêu trên đã hết thời hạn được phép khai thác, thu hồi vật liệu san lấp. Mặc dù ban QLDA, Bộ GTVT và nhà thầu đã có văn bản đề nghị gia hạn nhưng UBND tỉnh Đồng Nai chưa chấp thuận.

Thanh tra Chính phủ nhận thấy, việc cho phép hạ cote nền nhằm cải tạo đất nông nghiệp, thu hồi vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án của UBND tỉnh Đồng Nai cần được cấp thẩm quyền nghiên cứu, xem xét như một cơ chế đặc thủ trong thời gian tới, trên cơ sở đó có các quy định cụ thể hơn nhằm đảm bảo hài hoà được quyền lợi của người có đất (đối với tài sản trên đất và thời gian ngừng sản xuất) và cộng đồng dân cư khu vực có vật liệu san lấp cần thu hồi (đường giao thông, an ninh trật tự, môi trường,...), của đơn vị thi công, tránh thất thu ngân sách nhà nước (quy định về đơn giá vật liệu san lấp, tỷ lệ thu tiền cấp quyền,...), đồng thời đảm bảo được các quy định về bảo vệ môi trường (phải có đánh giá tác động môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt);...

Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong cung cấp vật liệu san lấp cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục thu hồi vật liệu san lấp tại các khu vực cải tạo đất nông nghiệp đã phê duyệt để phục vụ cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây đến khi hoàn thành việc san lấp tại dự án.

T.H

Tin bài khác
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Hòa Bình: Điểm nhấn phát triển du lịch với Khu đô thị sinh thái Hồ Khả

Hòa Bình: Điểm nhấn phát triển du lịch với Khu đô thị sinh thái Hồ Khả

Tỉnh Hòa Bình tiếp tục ghi dấu ấn trên bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp với dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng Hồ Khả.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Quà dưỡng già hiếu kính mẹ cha, nơi con cháu đòi về thăm ông bà mỗi ngày

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Quà dưỡng già hiếu kính mẹ cha, nơi con cháu đòi về thăm ông bà mỗi ngày

Là một trong số ít dự án BĐS chú trọng kiến tạo môi trường sống sinh thái đủ đầy tiện ích chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.
Chủ tịch tỉnh Hà Nam kỳ vọng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group sẽ làm "thay da đổi thịt" TP Phủ Lý

Chủ tịch tỉnh Hà Nam kỳ vọng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group sẽ làm "thay da đổi thịt" TP Phủ Lý

Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Thị trường bất động sản Bình Dương: Cơ hội và nghịch lý

Thị trường bất động sản Bình Dương: Cơ hội và nghịch lý

Bình Dương, với vị trí chiến lược gần TP.HCM và sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đã trở thành một điểm nóng trên bản đồ bất động sản Việt Nam.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Chiến lược bất động sản bền vững: "Xanh" từ thiết kế đến vận hành

Chiến lược bất động sản bền vững: "Xanh" từ thiết kế đến vận hành

Ngành bất động sản đang chuyển mình theo xu hướng "xanh", từ thiết kế, xây dựng đến vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.
Sun Group đầu tư tại Hà Nam trục đại lộ tầm cỡ thế giới, tôn vinh văn hóa dân tộc

Sun Group đầu tư tại Hà Nam trục đại lộ tầm cỡ thế giới, tôn vinh văn hóa dân tộc

Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI

Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI

Nghệ An trở thành “điểm sáng” thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI. Theo đó, lũy kế đến tháng 11/2024, Nghệ An có 147 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 4,9 tỷ USD…
TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, để giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ của bốn nhà...