Thứ năm 12/12/2024 02:30
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thành phố Hà Tĩnh mở rộng được công nhận là đô thị loại II

06/12/2024 11:04
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II.
Bài liên quan
Bổ nhiệm Tân Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh
Thành phố Hà Tĩnh tròn 100 năm

Quyết định nêu rõ việc công nhận thành phố Hà Tĩnh mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh đạt tiêu chí đô thị loại II. Phạm vi thành phố Hà Tĩnh mở rộng gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Hà Tĩnh và một phần các huyện Thạch Hà (gồm các xã: Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương và Thạch Đài), huyện Lộc Hà (xã Hộ Độ), huyện Cẩm Xuyên (gồm các xã: Cẩm Vịnh và Cẩm Bình), có tổng diện tích tự nhiên là 220 km2.

Khu vực nội thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 phường hiện hữu thuộc thành phố Hà Tĩnh, 4 xã thuộc thành phố Hà Tĩnh dự kiến thành lập phường (gồm các xã: Thạch Hạ, Thạch Trung, Thạch Hưng và Đồng Môn) có tổng diện tích tự nhiên là 52,68 km2.

Khu vực ngoại thành dự kiến gồm toàn bộ địa giới hành chính của một xã thuộc thành phố Hà Tĩnh (xã Thạch Bình), 11 xã thuộc huyện Thạch Hà (gồm các xã: Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Tân Lâm Hương và Thạch Đài), 1 xã thuộc huyện Lộc Hà (xã Hộ Độ), hai xã thuộc huyện Cẩm Xuyên (gồm các xã: Cẩm Vịnh và Cẩm Bình) có tổng diện tích tự nhiên là 167,32 km2.

Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2024.

Thành phố Hà Tĩnh mở rộng được công nhận là đô thị loại II
Thành phố Hà Tĩnh mở rộng được công nhận là đô thị loại II

Tại Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà và huyện Thạch Hà như sau: Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 138,71 km2, quy mô dân số là 81.620 người của huyện Thạch Hà, tương ứng với toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, gồm: Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn và Tượng Sơn để nhập vào thành phố Hà Tĩnh; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,42 km2, quy mô dân số là 5.687 người của xã Cẩm Vịnh và toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,86 km2, quy mô dân số là 7.016 người của xã Cẩm Bình thuộc huyện Cẩm Xuyên để nhập vào thành phố Hà Tĩnh; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,46 km2 và quy mô dân số là 9.250 người của xã Hộ Độ thuộc huyện Lộc Hà để nhập vào thành phố Hà Tĩnh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá thành phố Hà Tĩnh mở rộng đã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II

Theo đại diện UBND thành phố Hà Tĩnh, trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của thành phố Hà Tĩnh mở rộng đạt 9,44%; cân đối thu - chi ngân sách thặng dư; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ theo kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 2,11%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt 75,51%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt 86,70; diện tích sàn nhà ở bình quân là đạt 29m² sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 99%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 100%; tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng đạt 89,31%; tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 100%...

Đối chiếu với các tiêu chí, tiêu chuẩn tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, UBND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá thành phố Hà Tĩnh mở rộng đã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tin bài khác
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ và các bên liên quan tìm ra giải pháp tháo gỡ hiệu quả, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.
Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 gồm Singapore với 9,14 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản, chiếm 77% tổng vốn đầu tư.
Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Đây là nội dung quan trọng nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg (ngày 9/12/2024) của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất và khu công nghiệp đạt 491,7 triệu USD, tương ứng 89,4% kế hoạch năm.
Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030. Trọng tâm của chiến lược tăng trưởng xanh tại Thanh Hóa là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, góp phần vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo, chuyển đổi số và các ngành công nghệ cao.
Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Mặc dù ngân hàng “xuống nước” bằng cách giảm lãi suất thấp nhất đến mức có thể, giúp khách hàng vay để mua nhà nhưng người dân vẫn e dè chuyện vay vốn.
Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nâng tầm cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc tế trong tương lai.
TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất xanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các thông tin tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2024.