Thứ năm 10/07/2025 00:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thanh Hóa: Đê sông Bưởi hư hỏng trước mùa mưa lũ

14/06/2021 14:06
Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ công trình đê điều đã được các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng đê xuống cấp vẫn còn xảy ra nhiều ở các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, tuyến đê ph

Vết nứt dài và rộng

Theo phản ánh của người dân thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa những vết nứt trên bề mặt tuyến đê sông Bưởi đoạn từ xã Vĩnh Long đến xã Vĩnh Phúc đã xuất hiện từ năm 2016. Theo thời gian, vết nứt rộng thêm và kéo dài gần hết tuyến.

Có mặt tại đê sông Bưởi, anh Đinh Trọng Hảo (thôn Bèo, xã Vĩnh Long) cho biết: “Những vết nứt trên mặt đê đã có từ mấy năm nay và ngày một to ra, kéo dài gần hết tuyến. Có chỗ còn bị lún xuống chia mặt đê thành 2 nửa. Cũng có lần tôi thấy người về sửa chữa, trám vá nhưng chỉ làm qua loa, đâu lại vào đấy. Mùa mưa bão đang đến gần, người dân chúng tôi rất lo lắng về tình trạng con đê ngày một hư hỏng nặng thêm”.

Vết nứt nằm giữa mặt đê càng ngày càng rộng và chạy dài gần hết tuyến đê
Vết nứt nằm giữa mặt đê càng ngày càng rộng và chạy dài gần hết tuyến đê.

Ghi nhận thực tế, trên tuyến đê hữu sông Bưởi rộng 6m, dài 3km đi qua địa bàn xã Vĩnh Long và Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy những phản ánh của người dân thôn Bèo là có cơ sở.

Theo quan sát của phóng viên, trên bề mặt tuyến đê có xuất hiện nhiều các vết nứt lớn kéo dài. Hiện nay, những vết nứt này vẫn đang mở rộng, tại một số điểm đã có biểu hiện gãy, lún thân đê. Chiều rộng vết nứt có chỗ lên tới 5cm, chiều sâu khoảng 15cm. Theo đó, mỗi khi có mưa là nước lại ngập thành các điểm trũng, gây mất an toàn giao thông. Những vết nứt này chạy dọc cả tuyến đê. Điều đáng nói là chiều dày của bê tông mặt đê ước chừng 50cm nhưng vẫn bị nứt.

Theo tìm hiểu, đê sông Bưởi đi qua địa bàn huyện Vĩnh Lộc có tổng chiều dài 17,65 km (trong đó đê bên tả dài 9,966km; đê bên hữu dài 7,681km), đây là đê cấp IV theo Quyết định phân cấp đê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, do UBND huyện Vĩnh Lộc trực tiếp quản lý. Các tuyến đê này được đầu tư tu bổ, nâng cấp từ năm 2010.

Năm 2007, trận lũ lịch sử đã làm vỡ trạm Bơm tiêu úng Cầu Mư, nơi giáp gianh giữa xã Vĩnh Long và Vĩnh Phúc gây ngập lụt trên diện rộng tại huyện Vĩnh Lộc. Sau trận lũ, nhà nước đã đầu tư tu bổ, xây dựng cống, kiên cố hóa đoạn đê sông Bưởi ở khu vực này và hoàn thành năm 2014. Chủ đầu tư công trình là UBND huyện Vĩnh Lộc và đơn vị thi công là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam (Ninh Bình).

Trước tình trạng tuyến đê ngày càng xuông cấp, Hạt Quản lý Đê điều huyện Vĩnh Lộc đã có báo cáo Chi cục Thủy lợi về tình trạng mặt đê sông Bưởi qua các xã Vĩnh Long, Vĩnh Phúc bị nứt rải rác nhiều vị trí.

Nguyên nhân sơ bộ được Hạt Quản lý Đê điều huyện Vĩnh Lộc cho là do các tuyến đê được hình thành từ lâu, đắp bằng nhiều loại đất không đồng nhất, địa chất thân và nền đê yếu. Mặt khác, sông Bưởi gần như năm nào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ, đặc biệt là các năm 2027, 2018.

Sau báo cáo của Hạt Quản lý Đê điều huyện Vĩnh Lộc, ngày 06/8/2020, Chi cục Thủy Lợi đã có văn bản số 755/CCTL – QLĐĐ về việc đề nghị xử lý sự cố trên tuyến đê hữu sông Bưởi xã Vĩnh Long và Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.

Chi cục Thủy lợi đề nghị UBND huyện Vĩnh Lộc chỉ đạo các phòng ban liên quan khẩn trương huy động lực lượng, vật tư phương tiện xử lý các sự cố nêu trên tại tuyến đê hữu Sông Bưởi (phương án xử lý cụ thể do Hạt Quản lý đê điều Vĩnh Lộc lập và hướng dẫn kĩ thuật), xử lí trước ngày 10/8/2020. Tập trung phối hợp với Hạt Quản lý đê điều huyện Vĩnh Lộc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của sự cố nêu trên, đồng thời chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra nhằm đảm bảo an toàn công trình. Chi cục thủy lợi đề nghị UBND huyện Vĩnh Lộc quan tâm, chỉ đạo thực hiện.

Chưa có phương án khắc phục triệt để

Mặc dù tuyến đê đã bị nứt rộng và kéo dài nhiều năm nay nhưng phía chủ đầu tư là UBND huyện Vĩnh Lộc cũng như Chi cục Thủy Lợi đều chưa đưa ra phương án khắc phục triệt để tình trạng này.

Những lần trám vá vết nứt bằng việc đổ xi măng chỉ được ít ngày, đâu lại vào đấy
Những lần trám vá vết nứt bằng việc đổ xi măng chỉ được ít ngày, đâu lại vào đấy.

Làm việc với ông Hà Văn Lương, Chánh văn phòng huyện Vĩnh Lộc, ông Lương cũng bày tỏ sự lo lắng về tình trạng đê sông Bưởi bị nứt. Ông Lương cho biết, tại các cuộc tiếp xúc cử tri bà con đã phản ánh rất nhiều. Nhưng đây là tuyến đê Trung ương nên huyện cũng đã gửi nhiều văn bản báo cáo lên cấp trên.

“Chúng tôi cũng chỉ khắc phục tạm thời bằng cách đổ xi măng lên những chỗ nứt để nước không bị ngấm xuống lòng đê. Nhưng mưa gió lại nứt ra. Trước mắt huyện mới làm được vậy thôi, còn phải chờ cấp trên. Chúng tôi cũng rất lo lắng bởi đây là tuyến đê xung yếu, lỡ xảy ra chuyện gì thì làm sao mà gánh được”- ông Lương lo lắng.

Đem những thắc mắc, lo lắng của bà con sống gần đê sông Bưởi, chia sẻ với ông Lê Minh Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa), ông Trường cho biết:

“Trước thông tin phản ánh việc đê nứt, trước cơn bão số 2 năm 2020 chúng tôi đã có phương án xử lý. Cụ thể, đối với điểm nứt bé thì đổ nhựa đường, chỗ nào nứt to thì mở rộng khe nứt, sau đó đổ bê tông và nhựa đường vào. Mục đích là để nước mưa trên bề mặt không ngấm vào thân đê. Cái đó giờ chỉ có sửa chữa thôi, nứt rồi lại tiếp tục làm, còn phương án khả thi thì phải đổ bê tông mặt đê nhưng chi phí quá cao”.

“Đê sông Bưởi là đê sung yếu của huyện Vĩnh Lộc. Đê cấp IV thì trách nhiệm quản lý của huyện. Tôi thì chưa lên thực tế. Tôi nghĩ năm ngoái bận bầu cử, bận đại đại hội, thay đổi lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã nên người ta cũng có cái khó của người ta”, ông Trường nói.

Mùa mưa bão đang tới gần, tuyến đê sông Bưởi xuống cấp khiến người dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc sống trong tâm trạng lo lắng, bất an. Với trách nhiệm là chủ đầu tư, huyện Vĩnh Lộc cần tích cực hơn trong việc đấu mối, yêu cầu đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa bão.

Minh Hiền

Tin bài khác
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.