Thứ bảy 12/07/2025 16:31
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thái Lan thúc đẩy sáng kiến thị thực chung với các quốc gia trong khu vực

09/04/2024 14:54
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã tích cực thảo luận về việc áp dụng hình thức thị thực tương tự như thị thực Schengen tại châu Âu cho các quốc gia Đông Nam Á.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy ý tưởng thị thực chung với Việt Nam và 4 quốc gia Đông Nam Á khác để thu hút thêm nhiều khách du lịch đường dài và chi tiêu cao.

Cụ thể, theo thông tin từ hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã tích cực thảo luận về việc áp dụng hình thức thị thực tương tự như thị thực Schengen tại châu Âu cho các quốc gia Đông Nam Á khác, bao gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Ở châu Âu, thị thực Schengen giúp du khách có thể di chuyển tự do giữa 27 nước. Ý tưởng này của Thái Lan nhằm đảm bảo khả năng di chuyển liền mạch cho khách du lịch giữa 6 quốc gia láng giềng dùng chung một thị thực.

Với việc hầu hết các nhà lãnh đạo phản ứng tích cực với khái niệm thị thực chung, Thái Lan, quốc gia dựa vào du lịch, đặt mục tiêu tạo ra nhiều doanh thu hơn trên mỗi khách du lịch và hỗ trợ nền kinh tế trước những cơn gió ngược như xuất khẩu chậm chạp và nhu cầu toàn cầu yếu đang gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước này.

Dữ liệu chính thức cho biết, 6 quốc gia Đông Nam Á kể trên đã ghi nhận tổng cộng 70 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2023. Trong đó, Thái Lan và Malaysia chiếm hơn một nửa tổng doanh thu và tạo ra khoảng 48 tỷ USD. Với ý tưởng này, Thủ tướng Srettha Thavisin muốn thúc đẩy khả năng di chuyển liền mạch cho du khách giữa 6 quốc gia trong khu vực.

Ngành du lịch là một lĩnh vực quan trọng, chiếm khoảng 20% tổng số việc làm và đóng góp khoảng 12% vào nền kinh tế trị giá 500 tỷ USD của Thái Lan. Trong bối cảnh xuất khẩu chậm chạp và nhu cầu toàn cầu suy yếu, lĩnh vực này được coi là tiềm năng để tăng cường doanh thu và hỗ trợ nền kinh tế.

Gần đây, chính phủ Thái Lan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Thavisin cũng đã ký thỏa thuận miễn thị thực với Trung Quốc, thị trường du lịch lớn nhất của Thái Lan và đề xuất miễn thị thực tạm thời cho du khách từ các thị trường Ấn Độ, Đài Loan và Kazakhstan.

Marisa Sukosol Nunbhakdi, cựu Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Thái Lan, cho biết, "thị thực chung" có thể thu hút các khách đường dài đưa ra quyết định đến thăm Đông Nam Á dễ dàng hơn. Marisa cũng cho biết, thời hạn của thị thực chung này cần kéo dài 90 ngày thay vì thời hạn 30 ngày như thông thường để "chính sách thêm phần hấp dẫn với khách".

Chính quyền của Thủ tướng Srettha đặt mục tiêu đón 80 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2027, tăng gấp đôi mức cao điểm đạt được của năm 2019. Từ khi lên nắm quyền vào tháng 7/2023, Thủ tướng Thái Lan đã thúc đẩy nhiều chính sách nới lỏng thị thực để hút khách như miễn thị thực song phương với Trung Quốc, miễn thị thực tạm thời cho khách Ấn Độ, Đài Loan, Kazakhastan. Thái Lan cũng cân nhắc mở sòng bạc bên trong các khu du lịch, giải trí lớn để tăng doanh thu. Du lịch là ngành công nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Thái Lan cũng như tạo ra 20% tổng số việc làm. Doanh thu từ du lịch chiếm 12% trong nền kinh tế trị giá 500 tỷ USD của nước này.

Bill Barnett, Giám đốc công ty tư vấn khách sạn C9 Hotelworks tại Bangkok, cho biết, dự án thành công sẽ mang lợi ích không chỉ cho khách du lịch mà còn cho khách doanh nhân, thương mại.

Tuy nhiên, theo Thitinan Pongsudhirak, Giáo sư tại Đại học Chulalongkorn, thỏa thuận thị thực chung sẽ là "khó khăn và thách thức" vì các nước phải đạt được tiêu chuẩn chung trong chính sách nhập cảnh và nhiều nước trong khối vẫn có thành tích chưa cao trong đón khách quốc tế.

Hà Anh (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.