Thứ bảy 23/11/2024 08:23
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thái Lan lấy lại ngôi đầu trong cuộc đua đón khách quốc tế ở Đông Nam Á

20/05/2024 15:13
Trung Quốc là thị trường nguồn gửi khách đến Thái Lan đông nhất, với 1.756.337 lượt. Tiếp theo là Malaysia (1.168.574), Nga (622.813), Hàn Quốc (558.873), Ấn Độ (472.952),...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhờ các chính sách nới lỏng visa, miễn thị thực song phương với Trung Quốc và nhiều hoạt động xúc tiến du lịch khác, Thái Lan đã lấy lại ngôi đầu trong cuộc đua đón khách quốc tế ở Đông Nam Á với 9,37 triệu lượt trong 3 tháng đầu năm. Trước đó, vị trí dẫn đầu lượng khách quốc tế trong khu vực thuộc về Malaysia.

Thái Lan đã đón lượng khách tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bộ Du lịch và Thể thao nước này. Khách du lịch đã chi tiêu khoảng 454,65 tỉ baht (12,4 tỉ USD) tại Thái Lan.

Trung Quốc là thị trường nguồn gửi khách đến Thái Lan đông nhất, với 1.756.337 lượt. Tiếp theo là Malaysia (1.168.574), Nga (622.813), Hàn Quốc (558.873), Ấn Độ (472.952), Đức (315.033), Lào (308.097), Anh (290.486), Mỹ (280.248) và Nhật Bản (271.427).

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan nói thêm rằng, những số liệu mới được thống kê từ số hồ sơ Văn phòng xuất nhập cảnh xử lý, không bao gồm lượng khách quốc tế nhập cảnh Thái Lan bằng đường bộ qua đường biên giới.

Với 5,8 triệu lượt khách đến trong ba tháng đầu năm, Malaysia đứng vị trí thứ hai trong khu vực. Lượng khách này tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm đạt 4,6 triệu lượt, tăng 72% so với cùng kỳ và 3,2% so với 2019, theo số liệu từ Cục Du lịch quốc gia. Việt Nam là quốc gia đón khách quốc tế cao thứ 3 khu vực trong giai đoạn đầu năm nay.

Những cái tên tiếp theo là Singapore với 4,35 triệu lượt khách, Indonesia với 3 triệu lượt, Philippines 1,6 triệu lượt, Campuchia 1,5 triệu lượt và Lào 1 triệu lượt. Lượng khách đến các nước Đông Nam Á ba tháng đầu năm hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, từ 21 đến 50%. Các nước còn lại gồm Myanmar, Bruinei và Timor Leste chưa có số liệu chính xác.

Khu vực Đông Nam Á cũng đang chứng kiến cuộc chạy đua hút khách ở các thị trường tiềm năng là Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu từ ba quốc gia Thái Lan, Singapore và Malaysia bằng cách miễn thị thực song phương hoặc gia hạn thời gian miễn thị thực.

Chính sách miễn thị thực được chính phủ Thái Lan đưa ra vào tháng 9 năm ngoái, bắt đầu bằng việc miễn thị thực trong 5 tháng cho du khách đến từ Trung Quốc và Kazakhstan, tiếp theo là Ấn Độ và Đài Loan vào tháng 11.

Thái Lan và Trung Quốc đã đồng ý miễn thị thực vĩnh viễn cho công dân hai nước từ ngày 1/3 vừa qua, một chính sách có hiệu lực gần như ngay lập tức sau khi chính sách miễn thị thực tạm thời trước đó hết hạn.

Thái Lan đặt mục tiêu doanh thu đến năm 2024 là 3.500 tỉ baht, trong đó 2.300 tỉ bath sẽ đến từ lượng khách nước ngoài khoảng 40 triệu người. Trong khi đó, khách du lịch nội địa sẽ đóng góp 1.200 tỉ baht từ khoảng 200-220 triệu chuyến đi của người dân, theo Bangkok Post.

Đặt tham vọng trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu về hậu cần hàng không ở Châu Á - Thái Bình Dương trong vòng 2 thập kỷ tới, Thái Lan mới đây cũng đã vừa công bố bản kế hoạch 3 giai đoạn để nâng cấp, mở rộng các sân bay, hướng tới mục tiêu đón 270 triệu người/năm vào năm 2037.

Chiến lược này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn củng cố và mở rộng kết nối với mạng lưới hàng không toàn cầu, thu hút du lịch trong nước và quốc tế.

Kế hoạch này là một phần trong sáng kiến “Thắp sáng Thái Lan” của Chính phủ được công bố vào tháng 2, nhằm đưa đất nước này trở thành trung tâm du lịch, điều trị y tế, thực phẩm, hàng không, hậu cần, xe điện, nền kinh tế kỹ thuật số và tài chính vào năm 2030.

Phương Tú (t/h)

TAGS:

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).