Thứ ba 13/05/2025 21:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế.

Chính phủ Thái Lan đã gửi một loạt đề xuất tới chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thúc đẩy nhập khẩu và đầu tư song phương. Đây là nỗ lực mới nhất nhằm khởi động đàm phán thuế quan với Mỹ, quốc gia đang lên kế hoạch áp mức thuế đối ứng 36% với hàng hóa Thái xuất khẩu.

Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết các đề xuất đã được gửi vào tuần trước, và các cuộc tiếp xúc không chính thức đã diễn ra giữa phía Thái Lan với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cùng một số quan chức cấp bộ.

“Chúng tôi vẫn đang chờ thời điểm thích hợp để bắt đầu đàm phán chính thức”, bà Thủ tướng cho biết hôm thứ Ba (13/5).

Thu hẹp thặng dư, tăng đầu tư

Trọng tâm của đề xuất là cam kết từng bước thu hẹp mức thặng dư thương mại trị giá 46 tỷ USD mà Thái Lan đang có với Mỹ — thị trường xuất khẩu lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á này trong năm qua.

Theo đó, Bangkok đã đưa ra kế hoạch tăng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và nông sản Mỹ như ngô, bã đậu nành, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Thái đầu tư trực tiếp vào thị trường Mỹ — như một phần nỗ lực để ngăn chặn việc bị áp thuế trừng phạt.

“Chúng tôi đã đưa ra các cam kết rõ ràng về thương mại và đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho vòng đàm phán chính thức”, Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira nói, và cho biết thêm rằng Thái Lan đang theo sát tiến trình đàm phán thuế của Mỹ với các đối tác châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Được biết, Mỹ đã yêu cầu Thái Lan xem xét lại một số yếu tố kỹ thuật, trong đó có các quy định liên quan đến chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trước khi khởi động vòng đàm phán chính thức.

Ngoài ra, một phái đoàn của chính phủ Thái Lan cũng đã tới Mỹ vào tháng trước để trao đổi sơ bộ với các hiệp hội thương mại, và trình bày chi tiết các kế hoạch mua hàng hóa Mỹ, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm cơ hội đầu tư.

Bà Nalinee Taveesin, Chủ tịch Cơ quan Đại diện Thương mại Thái Lan, người dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Thái tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư Select USA, cho biết: “Doanh nghiệp Thái có thể đầu tư ít nhất 2 tỷ USD vào Mỹ trong tương lai gần”.

Coinbase gia nhập S&P 500: Cột mốc lịch sử cho thị trường tiền điện tử Coinbase gia nhập S&P 500: Cột mốc lịch sử cho thị trường tiền điện tử

Coinbase sẽ chính thức góp mặt trong S&P 500 từ ngày 19/5, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi tài sản kỹ thuật số dần được tài chính truyền thống công nhận.

Đồng USD tăng vọt sau thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung Đồng USD tăng vọt sau thỏa thuận thuế quan Mỹ - Trung

Thỏa thuận thuế quan tạm thời nhằm hạ bớt các rào cản thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh, trong khi cổ phiếu toàn cầu cũng đồng loạt bứt phá.

Cổ phiếu công nghệ và chip toàn cầu bứt phá nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung Cổ phiếu công nghệ và chip toàn cầu bứt phá nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc giúp khơi dậy tâm lý lạc quan, các cổ phiếu công nghệ như và các hãng chip toàn cầu đồng loạt bứt phá như một “chiến thắng lớn cho phe mua".

Tin bài khác
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.