![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cam kết tiếp tục cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. |
UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị đối thoại năm 2025 nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đây là thời gian để chính quyền lắng nghe ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, qua đó tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, trong hai năm 2023-2024, các doanh nghiệp đã gửi tổng cộng 20 kiến nghị, tập trung vào các lĩnh vực đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành, nông nghiệp, đất đai, môi trường, thuế và giải phóng mặt bằng. Đến nay, 11 kiến nghị đã được giải quyết, trong đó có các vấn đề về đầu tư, quyết toán dự án, thuế và môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.
Bước sang năm 2025, số lượng kiến nghị gia tăng đáng kể với tổng cộng 44 đề xuất từ doanh nghiệp, trong đó có: 4 kiến nghị về đầu tư 17 kiến nghị về nông nghiệp, đất đai, môi trường 3 kiến nghị liên quan đến thuế 1 kiến nghị về vốn 1 kiến nghị về hải quan 1 kiến nghị về cơ chế, chính sách Một số kiến nghị thuộc lĩnh vực khác.... |
Một số vấn đề nổi bật đang trong quá trình xử lý bao gồm đề xuất của Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 về việc chuyển đổi hơn 86.500 m² đất từ công trình tạm sang nhà ở cho công nhân vận hành nhà máy. Hội Nước sạch Thái Bình cũng đề nghị điều chỉnh tăng giá nước sinh hoạt tại khu vực nông thôn để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp cung cấp nước và người dân. Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư XNK Thăng Long kiến nghị về việc rà soát, vận động các hộ dân chuyển nhượng đất để thực hiện Dự án Tổng kho lưu chuyển hàng hóa.
Bước sang năm 2025, số lượng kiến nghị tăng đáng kể với 44 đề xuất từ các doanh nghiệp. Trong số này, 30 kiến nghị đã được hướng dẫn giải quyết, liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, đất đai, nông nghiệp, môi trường, thuế, hải quan, vốn và chính sách. Một số doanh nghiệp như Công ty Đô Lương và Công ty Phát triển Hạ tầng Trường An mong muốn được bổ sung quy hoạch đất năm 2025 để mở rộng các cụm công nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ và Quỳnh Giao. Các vấn đề khác liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và cải thiện hệ thống thu gom nước thải cũng được đưa ra thảo luận.
![]() |
Ông Đỗ Văn Vẻ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình |
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, ông Đỗ Văn Vẻ, nhận định rằng dù thủ tục hành chính trong đầu tư và kinh doanh đã có nhiều cải thiện, song vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Các ngành sản xuất như dệt may, da giày, điện tử đang gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra lại giảm, ảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá USD. Lĩnh vực bất động sản cũng không mấy khả quan khi thị trường giao dịch chậm, giá cao, hoạt động môi giới bất hợp pháp gia tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, thuế, vật liệu xây dựng và gốm sứ đang gặp trở ngại về thanh quyết toán, hàng tồn kho lớn và doanh số giảm mạnh. Các ngành thương mại, du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn khi sức mua giảm, giá thuê đất tăng.
Những giải pháp tháo gỡ khó khăn
Trước những vấn đề này, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt những quy trình rườm rà, không cần thiết là điều cần được ưu tiên. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao sức cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cũng mong muốn tỉnh sớm giải quyết những vấn đề tồn đọng, đặc biệt là trong việc quy hoạch Khu kinh tế Thái Bình và giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. Một số đề xuất đáng chú ý khác bao gồm việc tạo điều kiện cho các nhà máy nước xây dựng hồ chứa dự phòng, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Thái Phương và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành để giải quyết nhanh chóng các vụ việc phức tạp.
|
|
Tại hội nghị, đại diện một số sở, ngành, địa phương đã trực tiếp giải đáp và làm rõ những nội dung mà doanh nghiệp kiến nghị. Các vấn đề về tài chính, thuế, hải quan, cơ chế chính sách đều được thảo luận trên tinh thần cầu thị và quyết tâm tháo gỡ khó khăn.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Mạnh Hùng, khẳng định tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa để tháo gỡ các rào cản. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Thái Bình cũng cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hội nghị lần này không chỉ giúp các doanh nghiệp phản ánh thực trạng khó khăn mà còn thể hiện sự quan tâm, đồng hành của chính quyền tỉnh trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.