Việc Temu tham gia vào mạng lưới chống bán hàng giả diễn ra khi các cơ quan chức năng Liên minh châu Âu gia tăng áp lực để nền tảng này cải thiện việc kiểm soát các sản phẩm được bán cho người tiêu dùng châu Âu (Ảnh: Reuters). |
Theo một tài liệu cuộc họp do Reuters có được, nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu đang cân nhắc tham gia nhóm các nền tảng thương mại điện tử và thương hiệu cùng hợp tác để ngăn chặn việc bán hàng giả trực tuyến tại châu Âu.
"Biên bản ghi nhớ (MoU) về bán hàng giả trên internet" là một thỏa thuận tự nguyện do Ủy ban châu Âu thúc đẩy, với sự tham gia của các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon, Alibaba và eBay, cùng các thương hiệu như Adidas, Nike, Hermes và Moncler.
Theo kế hoạch, Temu sẽ có bài trình bày vào ngày 11 tháng 11 trong cuộc họp của các thành viên MoU với tư cách là "thành viên tiềm năng mới".
Việc Temu tham gia vào mạng lưới chống hàng giả diễn ra khi các cơ quan chức năng Liên minh châu Âu gia tăng áp lực để nền tảng này cải thiện việc kiểm soát các sản phẩm được bán cho người tiêu dùng châu Âu và đảm bảo rằng các mặt hàng bất hợp pháp hoặc không an toàn không lọt vào thị trường khu vực.
Là công ty con của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings, Temu đã phát triển nhanh chóng tại châu Âu và Hoa Kỳ thông qua chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ, thu hút hàng triệu người dùng với khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, cung cấp giá rẻ cho mọi thứ từ thiết bị nhà bếp, đồ điện tử đến quần áo và phụ kiện. Nhiều sản phẩm quần áo, giày dép và túi xách trên trang web Temu có thiết kế tương tự các thương hiệu nổi tiếng, nhưng với giá rẻ hơn rất nhiều.
Một nguồn tin trong ngành yêu cầu được giấu tên đã bày tỏ lo ngại rằng, việc chấp nhận Temu ký kết MoU có thể ảnh hưởng đến uy tín của mạng lưới này.
Sau khi lượng người dùng trung bình hàng tháng tại EU đạt 75 triệu vào đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã chỉ định Temu là “nền tảng trực tuyến rất lớn”, điều này yêu cầu Temu phải nỗ lực hơn trong việc ngăn chặn nội dung bất hợp pháp và các sản phẩm giả mạo trên nền tảng của mình theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU.
Temu gia nhập cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam Theo thông tin từ trang web Temu Việt Nam, thời gian giao hàng dự kiến sẽ từ 4-7 ngày, nhanh hơn nhiều so với 5-20 ngày đến Malaysia và Philippines. |
Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt? Vừa qua, Temu – sàn thương mại điện tử của Trung Quốc đã tung ra mức hoa hồng hấp dẫn khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết. |
Tài sản ông chủ Temu liên tục "bốc hơi" dù nền tảng tạo ra cơn sốt tại nhiều thị trường Tài sản của ông chủ Temu tiếp tục tụt giảm cho dù PDD Holdings - công ty sở hữu trang mua sắm này đang llàm mưa gió ở thị trường Mỹ, châu Âu và cả châu Á. |
Hãng tin Bloomberg đưa tin vào thứ Tư (30/10) rằng, Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị điều tra xem Temu có vi phạm DSA hay không. Báo cáo được đưa ra sau khi Ủy ban yêu cầu Temu cung cấp thông tin về các biện pháp mà công ty đang thực hiện nhằm ngăn chặn việc bán các sản phẩm bất hợp pháp trên nền tảng của mình vào đầu tháng này.
Temu đã phải cung cấp thông tin trước ngày 21 tháng 10, và Ủy ban cho biết họ sẽ "xác định các bước tiếp theo" sau khi đánh giá phản hồi của Temu.