Thứ năm 12/12/2024 04:42
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

20/10/2023 17:41
Dường như Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu mới chỉ đánh giá, đề cập đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của các ngành hàng Việt Nam... mà ít có được đánh giá, cảnh báo về năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
Ảnh minh họa
Nhiều hiệp hội được doanh nghiệp đánh giá cao, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế. Ảnh minh họa.

Theo thống kê sơ bộ từ Viện Phát triển doanh nghiệp (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), hiện nay cả nước có khoảng 800 hội, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân có quy mô, địa bàn hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.

100% địa phương có Hội doanh nghiệp cấp tỉnh, 53/63 địa phương có hiệp hội doanh nghiệp có tên gọi và giữ vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp của địa phương.

Chức năng hiệp hội còn nhiều hạn chế

Tại nhiều địa phương, có rất nhiều mô hình Hội qui mô cấp huyện hoặc cấp xã, được thành lập độc lập hoặc giữ vai trò dạng Chi hội của Hiệp hội doanh nghiệp qui mô cấp tỉnh, qua đó tạo nên mạng lưới khá hoàn chỉnh về tổ chức đại diện doanh nghiệp Việt Nam trên phạm vi cả nước.

Qua theo dõi, đánh giá của VCCI, các địa phương đều có các chương trình làm việc thường kỳ với các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hình thức tổ chức triển khai khác nhau, từ hội nghị chung, qui mô lớn đến các mô hình cà phê doanh nhân hay gặp gỡ lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp.

Khảo sát đánh giá năng lực của các hiệp hội doanh nghiệp gần đây của VCCI từ phía doanh nghiệp cho thấy, sự chuyển biến khá tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp trong thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia các hiệp hội doanh nghiệp.

Các hiệp hội doanh nghiệp đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu của các hội viên, đặc biệt doanh nghiệp đánh giá cao năng lực phục vụ hội viên của các hiệp hội doanh nghiệp (tổ chức đào tạo, hội thảo). Năng lực lãnh đạo quản trị của hiệp hội doanh nghiệp cũng được các doanh nghiệp đánh giá đáp ứng tốt yêu cầu.

Tuy nhiên, ông Lương Minh Huân, Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp thẳng thắn cho rằng bức tranh về năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều vấn đề. Chức năng cốt lõi của hiệp hội doanh nghiệp là đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, tham gia các hoạt động vận động chính sách và đối thoại chính quyền mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Đáng chú ý, năng lực tham gia ý kiến và đề xuất xây dựng chính sách pháp luật được các doanh nghiệp đánh giá yếu nhất trong các chức năng của hiệp hội doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn có một số hiệp hội được đánh giá ở mức cao, đáp ứng được cả yêu cầu của hội nhập kinh tế như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Bia rượu, nước giải khát, Hiệp hội kinh doanh vàng.....

Ngoài ra, một trong những hạn chế của các hiệp hội doanh nghiệp hiện là địa vị chính thức của hiệp hội hiện nay vẫn chưa rõ ràng và chưa đầy đủ. Cho đến hiện nay, khung khổ pháp luật về hoạt động của hội nói chung và hiệp hội doanh nghiệp nói riêng vẫn chưa được hoàn thiện.

Mặc dù, quyền tự do lập hội được quy định tại Hiến pháp, nhưng Luật về Hội đã mất rất nhiều năm dự thảo vẫn chưa thể được thông qua, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ vẫn đang là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh công tác của các Hội nói chung.

Theo ông Huân, vai trò của hiệp hội doanh nghiệp ngày càng quan trọng, điều này được khẳng định trong Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, các văn bản luật và nhiều chiến lược phát triển ngành khác.

Nhưng thời gian qua, dường như Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu mới chỉ đánh giá, đề cập đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của các ngành hàng Việt Nam... mà ít có được đánh giá, cảnh báo nào về năng lực hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, sự vững mạnh và chuyên nghiệp của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của ngành hàng và cả nền kinh tế.

"Nếu hoạt động tốt, các hiệp hội doanh nghiệp sẽ thúc đẩy liên kết kinh doanh, một yếu tố được xem là điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, góp phần chia sẻ thông tin, thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra lợi thế trong các đàm phán các hợp đồng thương mại quốc tế", ông Huân nhấn mạnh...

Tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh cho các hiệp hội

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, ông Huân cho rằng chúng ta cần cân nhắc thực hiện một số giải pháp quan trọng.

Cụ thể, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp. Cần sớm ban hành văn bản mới thay thế Nghị định 45 ở cấp độ cao hơn, tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh cho việc ra đời, hoạt động và phát triển của các hội, hiệp hội nói chung và các hiệp hội doanh nghiệp nói riêng.

Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp cần hoạt động theo đúng tính chất của một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về tài chính và không vụ lợi. Các hiệp hội doanh nghiệp bình đẳng với nhau về cơ hội và điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

Để phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, theo ông Huân, Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Cần xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện để các hiệp hội doanh nghiệp có đủ năng lực tham gia cung cấp các dịch vụ công.

“Làm được như vậy Nhà nước vừa giảm được áp lực về kinh phí và nhân lực, vừa nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, phù hợp với chương trình cải cách hành chính đang được triển khai thực hiện ở nước ta hiện nay”, ông Huân nhấn mạnh.

Để đảm bảo sự tham gia xây dựng và phản biện chính sách của các hiệp hội doanh nghiệp, Nhà nước cần có cơ chế để các bộ, ban, ngành khi xây dựng, ban hành văn bản chính sách mới phải tiến hành lấy ý kiến của hiệp hội doanh nghiệp có liên quan. Việc lấy ý kiến phải thực chất, không làm chiếu lệ, hình thức, quy định rõ trách nhiệm của hiệp hội doanh nghiệp trong việc cho ý kiến, đảm bảo đúng thời gian và trình tự thực hiện.

Về phần mình, các hiệp hội doanh nghiệp cần tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp hoạt động phù hợp với đặc điểm, tính chất của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, để trở thành chỗ dựa vững chắc của các hội viên doanh nghiệp.

Vũ Khuê

Tin bài khác
Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trải qua một thời khắc đặc biệt, nơi những khó khăn được nhìn nhận là cơ hội, và những thách thức trở thành động lực cho sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam (VREF 2025) được tổ chức vào ngày 27/12/2024 tại Hà Nội, sẽ là sự kiện tâm điểm thu hút sự quan tâm của toàn ngành.
Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Khu vực phía Nam Hà Nội đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và người mua, nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy hoạch và hạ tầng đô thị.
TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

Trong bối cảnh TP.HCM đang không ngừng phát triển, quận Bình Tân nổi lên như một điểm sáng trong công cuộc phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Để giải bài toán chỗ ở cho lao động, tỉnh Bình Dương cần có các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn, từ việc giảm giá thuê nhà ở xã hội, cung cấp ưu đãi vay vốn mua nhà.
Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở giúp gia tăng giá trị tài sản. Người dân có thể tách thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, rồi sau đó làm đơn xin chuyển sang đất ở theo Luật Đất đai 2024.
Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉnh Bình Thuận đang cho thấy những bước chuyển mình tích cực trong việc quy hoạch và sử dụng đất.
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Theo Th.S Nguyễn Anh Quân - Viện trưởng IVES, đã đến lúc Việt Nam cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để phát triển NOXH cho thuê, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho những đối tượng có thu nhập thấp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung và giao dịch tăng đột biến, đánh dấu chu kỳ mới đầy triển vọng.
Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

UBND TP Hà Nội nhận định rằng việc cải tạo và xây dựng lại các chung cư cũ không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là nhiệm vụ chiến lược trong hành trình xây dựng một Hà Nội hiện đại, văn minh.
Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các tỉnh ven biển như Bình Thuận.
Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hà Nội sẽ có thêm hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong vài năm tới nhờ các dự án lớn như Hạ Đình, Pháp Vân – Tứ Hiệp và các khu vực tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh.
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Liên quan đến đề xuất đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, nếu việc áp thuế cao với các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh những người cần bán gấp có thể chịu thiệt thòi.
Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, hứa hẹn nâng cao kết nối giao thông giữa Đắk Nông và Bình Phước.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa chủ trì họp với lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND huyện Bình Sơn để cho ý kiến đối với các Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Chính sách đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu có thể giảm đầu cơ nhưng liệu có hạ được giá nhà đất? Chuyên gia đưa ra những ý kiến trái chiều.