Thứ tư 18/09/2024 10:03
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM

13/09/2024 17:23
Việt Nam đang trải qua sự bùng nổ trong lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM.
aa
Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM
Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp tại TP. Hà Nội và TP.HCM.

Đô thị hóa thúc đẩy ngành bán lẻ

Theo báo cáo mới nhất, doanh thu bán lẻ cả nước đạt 3.199,7 nghìn tỷ VNĐ, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thị trường bán lẻ cao cấp ở khu vực trung tâm Hà Nội có giá thuê mặt bằng khoảng 96,4 USD/m2, trong khi tại TP.HCM, mức giá này là 151 USD/m2 – một mức giá cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực.

Ngoài sự tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đã tăng 45,8% so với năm 2023, đạt hơn 11,4 triệu lượt người, phục hồi và thậm chí vượt qua mức trước đại dịch năm 2019.

Theo bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Cao cấp Cho thuê Bán lẻ của Savills TP.HCM, các chỉ số nhân khẩu học và xu hướng đô thị hóa đang thúc đẩy ngành bán lẻ, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM
Bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Cao cấp Cho thuê Bán lẻ của Savills TP.HCM.

Trong đó, KPMG dự đoán rằng, từ 2020 đến 2030, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ tăng thêm 23,2 triệu người, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 5,5%, đưa Việt Nam vào top những quốc gia có sự phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đạt 42,6% tính đến tháng 10/2023. Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên ít nhất 45% vào năm 2025 và vượt 50% vào năm 2030.

Liên quan đến vấn đề này, bà Phương Quyên nhận định, sự gia tăng tầng lớp trung lưu, sự phục hồi tích cực của ngành du lịch và sự xuất hiện liên tục của các thương hiệu mới đã tạo nên một bức tranh bán lẻ hiện đại, năng động, và đầy tiềm năng. Các trung tâm thương mại hiện đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho người tiêu dùng.

Giá thuê tiếp sẽ tiếp tục tăng

Theo báo cáo Prime Benchmark của Savills Châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội và TP.HCM, hiện đang nằm trong nhóm thị trường có ngành bất động sản bán lẻ hoạt động tích cực trong 7 tháng đầu năm. Báo cáo Prime Benchmark cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động của các phân khúc bất động sản cao cấp tại khu vực, bao gồm văn phòng, bán lẻ, khách sạn, căn hộ, logistic và căn hộ dịch vụ.

Tăng trưởng nổi bật của thị trường bán lẻ cao cấp TP.Hà Nội và TP.HCM

Biều đồ Biến động giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại các thành phố lớn. Nguồn: Savills Prime BenchMark.

Cụ thể, giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp tại Osaka (Nhật Bản), đã tăng 24% trong nửa đầu năm, và dự đoán sẽ tiếp tục tăng do đồng yên yếu và sự kết hợp hấp dẫn của trải nghiệm du lịch.

Theo các số liệu gần đây, ba thị trường mới nổi ở Đông Nam Á là TP.HCM, Hà Nội và Jakarta đã ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về giá thuê mặt bằng, với mức tăng lần lượt là 4,7%, 4,6% và 3,8%. Sự gia tăng này được lý giải bởi sự phát triển của tầng lớp trung lưu và sự phục hồi của ngành du lịch.

Hiện tại, giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội là 96,4 USD/m2, còn tại TP.HCM là 151 USD/m2. So với các thành phố khác trong khu vực, giá thuê tại Kuala Lumpur là 158,6 USD/m2, Singapore là 399,7 USD/m2 và Bắc Kinh là 289,5 USD/m2.

Bình luận về vấn đề này, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu của Savills Hà Nội, cho rằng, giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM vẫn cạnh tranh so với nhiều thị trường trong khu vực.

Theo bà Hằng, giá thuê tại Hà Nội có xu hướng ổn định hoặc tăng trong thời gian tới, nhờ vào nguồn cung hạn chế. Điều này có thể khiến các dự án hiện hữu ở vị trí đắc địa tiếp tục duy trì công suất cho thuê cao và có thể tăng giá thuê. Ngược lại, tại các thành phố khác trong khu vực, nguồn cung mặt bằng bán lẻ dồi dào đã tạo ra áp lực cạnh tranh, buộc các chủ sở hữu phải điều chỉnh giá thuê để thu hút khách hàng.

Theo dữ liệu từ Savills, tổng diện tích mặt bằng bán lẻ cho thuê tại TP.HCM hiện khoảng 1,52 triệu m2 với tỷ lệ lấp đầy đạt 94%. Bà Phương Quyên cho biết, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp hạn chế đã tạo ra sự cạnh tranh lớn cho các dự án ở vị trí đắc địa. Bà cũng nhấn mạnh rằng, trong thời gian tới, thị trường sẽ có xu hướng mở rộng ra các khu vực phụ cận và tỷ giá đồng USD tăng trong năm 2024 đã góp phần làm tăng giá thuê mặt bằng bằng đồng nội địa.

Bài liên quan
Tin bài khác
TP Hồ Chí Minh đang thẩm định dự thảo bổ sung bảng giá đất mới

TP Hồ Chí Minh đang thẩm định dự thảo bổ sung bảng giá đất mới

Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân, hoàn thiện dự thảo và báo cáo thuyết minh về bảng giá đất mới.
Tương lai bất động sản công nghiệp: Đón sóng chuyển đổi xanh toàn cầu

Tương lai bất động sản công nghiệp: Đón sóng chuyển đổi xanh toàn cầu

Bất động sản công nghiệp đang trải qua cách mạng xanh. Chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu thiết yếu, ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng tiêu chuẩn ESG.
Quảng Trị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quảng Trị: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

UBND tỉnh Quảng Trị vừa nhận được báo cáo thẩm định nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cam Lộ - La Sơn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.
Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam tăng mạnh

Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam tăng mạnh

Dòng vốn FDI vào bất động sản Việt Nam đã đạt 2,55 tỷ USD, gấp 3,7 lần so với năm trước, nhờ chính sách nới lỏng điều kiện mua nhà cho người nước ngoài.
Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp 180 tỉ đồng

Thanh Hóa: Khởi công dự án Cụm công nghiệp 180 tỉ đồng

Cụm công nghiệp Thọ Minh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa được đầu tư với tổng số tiền 180 tỉ đồng, sau khi hoàn thành hạ tầng sẽ thu hút các nhà đầu tư đa ngành gồm chế biến thủy sản, thực phẩm may mặc…
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son