Thứ sáu 09/05/2025 23:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tác động từ các các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga

07/05/2022 09:54
Các đòn trừng phạt nhắm vào Nga cùng tình hình chiến sự Ukraine leo thang làm cả phương Tây lẫn Moscow thiệt hại nặng. Giảng viên Đại học RMIT - Tiến sĩ Greeni Maheshwari tin các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga để đáp lại cuộc xung đột Nga

Các lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Nga?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari
Tiến sĩ Greeni Maheshwari.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Tôi tin các lệnh trừng phạt này cứng rắn và có thể kéo dài, cũng như tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Các nhà kinh tế dự đoán GDP của Nga có thể giảm từ 10-15% vào cuối năm nay. Lạm phát có khả năng tăng đến 20%. Một số doanh nghiệp Nga phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu đã và đang phải quay cuồng với chuỗi sản xuất.

Trong khi đó, các nước thường bán hàng cho Nga ít chịu tổn thất khi giao thương bị cắt đứt. Điển hình như Nga chi 11,5 tỷ đô la Mỹ hàng năm cho mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất là ô tô. Các nước bán ô tô cho Nga nhiều nhất là Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản, cung cấp 63% thị trường xe cơ giới của Nga. Nhưng nếu cắt giao thương với Nga, các nước này chỉ mất khoảng 3% hoạt động kinh doanh quốc tế.

Các công ty tài chính, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ của Nga cũng đang đối mặt với áp lực rất lớn, và chính người dân Nga cũng đang cảm thấy áp lực kinh tế. Ví dụ, đã có nhiều thông tin về việc hoảng loạn mua hàng trong các siêu thị ở Nga và các kênh truyền thông xã hội Nga cũng tràn ngập hình ảnh các kệ hàng trống trong siêu thị và video người dân tranh nhau mua đường và ngũ cốc. Tuy nhiên, điều này có thể là do vấn đề dự trữ chứ không phải vì sự khan hiếm hàng hoá nói chung.

Các ngân hàng lớn trên toàn cầu không muốn cấp vốn cho các giao dịch liên quan đến Nga và đều cho biết họ đang thu hẹp hoạt động kinh doanh ở Nga, có thể làvì họ sợ hãi trước viễn cảnh được trả tiền bằng đồng rúp.

Các hãng hàng không Nga phụ thuộc vào máy bay của Boeing và Airbus. Nếu không thể nhập khẩu, Nga có nguy cơ cạn kiệt các phụ tùng chuyên dụng cần thiết để bảo trì máy bay và không phải lúc nào cũng có thể mua các phụ tùng này từ các nhà cung cấp thứ ba.

Các quốc gia muốn giao thương với Nga gặp khó khăn khi giao dịch vì 30-50% các hãng vận tải biển toàn cầu đã tạm ngừng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Nga.

Nga đã phản ứng ra sao với các lệnh trừng phạt?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Trước khi nói đến các phản ứng của Nga, hãy cùng nhắc lại sự kiện hồi năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Dù các lệnh trừng phạt năm 2014 ít gay gắt hơn so với bây giờ, nhưng cũng đã giúp Nga chuẩn bị tâm thế và xây dựng các phương án để vượt qua khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Vào năm 2014, Nga đã tăng lãi suất từ 5,5% lên 17% để giữ cho đồng rúp không bị mất giá và lần này Nga cũng thực hiện biện pháp như vậy khi lãi suất tăng từ 8,5% lên 20%.

Đồng rúp sụt giảm hiện tại cũng tương tự như năm 2014. Trong năm 2014, đồng rúp đã giảm từ 35 xuống 69 rúp cho 1 đô la Mỹ trong khoảng thời gian một năm. Trong khi thời điểm này, đồng tiền này đã giảm từ 78 rúp (ngày 23/2) xuống 150 rúp (ngày 7/3) chỉ trong khoảng 15 ngày và hiện tại tăng trở lại 65 rúp cho 1 đô la vào ngày 6/5/2022.

Có một số nguyên nhân khiến đồng rúp phục hồi giá trị:

- Việc Nga tăng lãi suất rõ ràng đã có tác động. Người dân Nga vốn có ý định bán đồng rúp để mua đô la hay euro đã có động cơ lớn để giữ lại tiền rúp. Càng ít đồng rúp được bán, thì áp lực giảm giá lên đồng tiền này càng ít.

- Biện pháp tiếp theo được Nga thực hiện tương tự như năm 2014 là các doanh nghiệp Nga có doanh thu từ xuất khẩu được yêu cầu chuyển đổi 80% từ đồng đô la sang đồng rúp, bất chấp tỷ giá hối đoái, vì vậy điều này đã tạo ra nhu cầu đáng kể cho đồng tiền Nga và giúp đồng tiền này tăng giá.

- Lệnh cấm trước đây đối với tất cả các khoản vay và chuyển khoản ngoại hối đã tạm ngưng để duy trì ngoại tệ trong nước cũng như không khuyến khích người dân Nga bán rúp lấy đô la hoặc euro. Tuy nhiên, những hạn chế này đã được nới lỏng gần đây và việc chuyển đổi tiền tệ cũng được giới hạn ở mức 10.000 đô la cho các cá nhân trong một năm.

- Chính phủ Nga đã hạn chế khả năng mua bán cổ phiếu và trái phiếu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp ổn định thị chứng khoán và trái phiếu cũng như giữ tiền lại trong nước, và tất cả điều này đã giúp cho đồng rúp không xuống giá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tại sao Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Nga là trạm khí đốt lớn của thế giới. Trong đó, châu Âu nhập khẩu nhiều nhất lượng khí đốt từ Nga để sưởi ấm nhà, sản xuất điện, và sử dụng cho ngành công nghiệp nhiên liệu. Châu Âu vẫn mua năng lượng từ Nga kể cả khi xung đột đang diễn ra.

Châu Âu phụ thuộc nhiều vào Nga về nhu cầu năng lượng, trong đó khoảng 40% lượng khí đốt đến từ nước này. Nếu Nga ngừng xuất khẩu nguồn năng lượng này, hậu quả sẽ là thiếu hụt nguồn cung, khiến các nhà máy đóng cửa và kéo theo tăng chi phí năng lượng trong khu vực châu Âu.

Đức có thể sẽ chịu tác động mạnh nhất. Vốn là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là cường quốc công nghiệp, Đức phụ thuộc Nga nhiều hơn các nước khác trong việc nhập khẩu khí đốt. Trước khi cuộc xung đột bắt đầu, 55% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này đến từ Nga, con số này đã giảm xuống còn 40% trong quý đầu tiên của năm 2022.

Một số nhà kinh tế Đức dự đoán, nếu Đức ngừng nhập khẩu năng lượng từ Nga, GDP nước này có thể giảm từ 2-5%.

Do châu Âu phụ thuộc vào Nga nhiều như vậy nên việc Nga yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp sẽ giúp Nga phần nào trong việc tránh các biện pháp trừng phạt tài chính, đồng thời nâng cao giá trị của đồng rúp và bảo vệ nền kinh tế Nga.

Nếu Nga thành công trong việc buộc các nước này thanh toán bằng đồng rúp, các nước khác sẽ buộc phải mua đồng tiền này. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về tiền tệ tăng vọt và giá của đồng rúp sẽ tự nhiên tăng lên.

Sự phục hồi của đồng rúp có giúp Nga tăng trưởng trong hệ thống tài chính trên thế giới, trong trường hợp nhiều quốc gia muốn sử dụng đồng rúp làm tiền tệ dự trữ?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Khả năng cao các nước sẽ không lập tức thực hiện chuyển đổi này như Nga yêu cầu. Nhưng để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhiều quốc gia có thể sử dụng tiền tệ của riêng họ hoặc thậm chí dùng hệ thống “trao đổi bằng hàng hoá”.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng giám sát bất kỳ giao dịch nào bằng đồng đô la trên thế giới. Nhưng nếu các giao dịch được thực hiện bằng đồng rúp hoặc bất kỳ đồng nội tệ nào, thì Mỹ sẽ không có nhiều quyền kiểm soát, và điều này có thể giúp bảo tồn giá trị đồng tiền của Nga.

Không phải tất cả quốc gia đều đang áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Mặc dù nền kinh tế Nga sẽ chịu tác động, nhưng tôi tin tưởng khả năng cao các giao dịch thương mại sẽ vẫn tiếp diễn.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, Nga vẫn quyết không rút lui ở Ukraine. Bà có nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga suy nghĩ lại về cuộc chiến ở nước láng giềng?

Tiến sĩ Greeni Maheshwari: Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt có xu hướng sụt giảm nếu quốc gia hứng chịu có nền kinh tế mạnh và từ chối tuân thủ trật tự thế giới. Và Nga là một nước như vậy.

Nga là nhà xuất khẩu năng lượng rất lớn, thu về gần 1 tỷ euro mỗi ngày từ việc xuất khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, nhiều công ty phương Tây vẫn trả tiền thuê mặt bằng và tiền lương cho nhân công. Vì vậy, cuộc sống người dân ở các thành phố có bị ảnh hưởng nhưng cũng không quá nhiều.

Một số chuyên gia cho rằng, việc Visa, Mastercard chặn các tổ chức tài chính Nga khỏi mạng lưới sẽ gây ra hỗn loạn. Nhưng Nga đã chuẩn bị cho điều này, và xây dựng hệ thống thanh toán nội địa MIR, một hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử do Ngân hàng Trung ương Nga thành lập vào năm 2014. Do đó, chỉ có người Nga hiện đang ở nước ngoài mới bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Nga có mối quan hệ tốt với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ và điều này có thể giúp Nga vượt qua.

Một lý do khác giúp Nga nuôi hy vọng sống sót qua các lệnh trừng phạt chủ yếu nằm ở mối quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới và cung cấp khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu của Nga. Hàng hoá của Trung Quốc cũng có thể thay thế Mỹ và châu Âu, do hàng hoá của các quốc gia này đang cấm xuất khẩu vào Nga. Trung Quốc cũng đã cung cấp một phần lớn máy móc và thiết bị điện tử cho Nga.

Do đó, có thể thấy Nga sẽ khó lòng từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine và tiếp tục tiến hành quyết liệt cho đến khi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa được áp đặt.

Tiến sĩ Greeni Maheshwari có bằng Tiến sĩ Quản trị kinh doanh về Lãnh đạo và Kinh doanh toàn cầu tại California (Hoa Kỳ). Trong nhiều năm giảng dạy, bà đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng nhờ đóng góp xuất sắc vào dạy và học ở Việt Nam. Tiến sĩ Maheshwari hiện là giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam. Bà nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khởi nghiệp.

Minh Ngọc (Đại học RMIT)

Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.