Sơn La: 72 doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ truy xuất nguồn gốc Mộc Châu (Sơn La): Thiên đường du lịch hấp dẫn bậc nhất năm 2024 Sơn La: Nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển |
Các sản phẩm nông sản tiêu biểu của Sơn La được tham gia nhiều hoạt động xúc tiến thương mai. |
Theo Sở Công Thương tỉnh Sơn La, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã và đang được triển khai mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã địa phương vươn mình ra thị trường quốc tế. Trong năm, Sở đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức và tham gia 24 chương trình, sự kiện kết nối tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Những cuộc làm việc với Đại sứ quán các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia cũng như các nước ở Châu Âu và Trung Đông sẽ mở ra thêm cơ hội cho nông sản Sơn La.
Đáng chú ý, Sở Công Thương đã xây dựng thành công Sàn thương mại điện tử Sơn La (sonla.sanviet.vn) với sự tham gia của 40 doanh nghiệp và hợp tác xã cùng 60 sản phẩm chủ lực của tỉnh. Hệ thống này cũng được tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất (sanviet.vn), giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Mã QR-Code, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. |
Hiện nay, Sơn La đã có 27 tài khoản doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh hoạt động trên Sàn thương mại điện tử quốc gia (buudien.vn). Bên cạnh đó, 240 hộ sản xuất nông sản đã được đào tạo kỹ năng số và hoạt động trên không gian mạng, với 197 sản phẩm của tỉnh được đưa lên sàn, trong đó có 94 sản phẩm OCOP.
Năm 2024, nông sản tỉnh Sơn La tiếp tục đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra, gồm: Chè 8.900 tấn, trị giá 21,9 triệu USD; cà phê 31.700 tấn, giá trị trên 88,77 triệu USD; sắn 100.000 tấn, trị giá trên 36,8 triệu USD; xoài quả tươi 7/600 tấn, giá trị trên 1,8 triệu USD; chuối quả tươi 7.200 tấn, giá trị 2,1 triệu USD...
Trong thời gian tới, các sở, ban ngành và các địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đồng thời thúc đẩy việc cấp mã số vùng trồng và thu hút đầu tư vào chế biến sâu.