Mộc Châu (Sơn La): Thiên đường du lịch hấp dẫn bậc nhất năm 2024 Sơn La: Nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển Doanh thu ngành du lịch Sơn La ước đạt 5.800 tỷ đồng trong năm 2024 |
Các sản phẩm nông sản tiêu biểu của Sơn La được dán tem truy xuất nguồn gốc. |
Tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là các mã QR-Code, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm qua việc quét mã QR, nhờ đó tăng cường lòng tin và an toàn khi sử dụng. Việc này không chỉ có lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã hợp tác với Cục Bảo vệ thực vật để thiết lập cơ sở dữ liệu mã số vùng trồng cho toàn tỉnh với 205 mã số. Đồng thời, 195 tài khoản nhật ký vùng trồng xuất khẩu đã được tạo trên hệ thống farmdiary.online, cùng với 11 tài khoản nhật ký trên hệ thống cơ sở dữ liệu trồng trọt. Sơn La cũng đã cung cấp quản lý dữ liệu cho 154 sản phẩm OCOP của tỉnh trên nền tảng số hóa sohoaocop.vn.
Mã QR-Code, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. |
Hiện nay, 7 huyện và thành phố trong tỉnh đã triển khai hai hệ thống phần mềm riêng biệt để truy xuất nguồn gốc cho nông sản (OMFARM) và thực phẩm chế biến, đóng gói (OMFOOD). Việc thiết kế và kích hoạt tem truy xuất đã được thực hiện cho 15 sản phẩm thuộc 15 cơ sở khác nhau, đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 22000, VietGap, TCVN 12850:2019 và theo tiêu chuẩn truy xuất toàn cầu GS1.
Mục tiêu của chương trình là đảm bảo sự công khai, minh bạch thông tin về quá trình sản xuất, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, việc này cũng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, hướng đến xây dựng một chuỗi cung ứng an toàn và bền vững.
Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền về ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc, khuyến khích các cơ sở sản xuất tiêu biểu và hệ thống phân phối ứng dụng số hóa, nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn công tác truy xuất nguồn gốc nông sản.