Thứ tư 11/12/2024 21:51
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

09/12/2024 06:30
Siêu cảng Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nâng tầm cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc tế trong tương lai.

Ngày 6/12, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có tờ trình gửi Thủ tướng về báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP HCM. Báo cáo thẩm định đã được tổng hợp ý kiến của các bộ ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Dự án do liên danh nhà đầu tư gồm Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A (công ty thành viên Hãng tàu MSC) đề xuất đầu tư.

Siêu cảng, Cần Giờ, Cái Mép, Thị Vải, cảng biển ,kinh tế biển 1

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Nguồn: Của Công ty tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển Portcoast

Xây dựng Cảng Cần Giờ là chiến lược phát triển kinh tế biển

Theo tờ trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với quy mô diện tích 571ha. Vốn đầu tư sẽ được xác định trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án và đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và không thấp hơn 50.000 tỉ đồng. UBND TP HCM được yêu cầu chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định cụ thể tổng vốn đầu tư trong quá trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.

UBND TP HCM chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị quyết số 98.

Đề án siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được lãnh đạo TP HCM giao cho Sở Giao thông vận tải TP (GTVT) thực hiện. Đề án đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng sau chuyến thị sát của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo TP HCM ngày 18/7/2023, trong đó còn có Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ.

Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là đặt trong lợi ích, chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước. Đồng thời phải coi cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và cảng Cái Mép - Thị Vải là một cụm cảng, không tách rời.

Theo đề án, vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Đây là vị trí ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, tối ưu cho cả trung chuyển nội địa và trung chuyển quốc tế.

Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung tiềm năng, tương hỗ đưa cả Cái Mép - Thị Vải trở thành một trung tâm trung chuyển quốc tế tầm cỡ thế giới.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển Portcoast, cảng có tổng chiều dài mặt sông là 7,2km, tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay (24.000 teus).

Theo hồ sơ đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 113.531,7 tỉ đồng (tương đương 4,8 tỉ USD). Trên cơ sở nhu cầu hàng hóa thông qua, dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được phân kỳ đầu tư 2 giai đoạn.

Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng giai đoạn 1 trước năm 2030 (đầu tư 2 khu bến chính/7 khu bến chính).

Giai đoạn 2 (sau năm 2030 - 2045) sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thành toàn bộ các khu bến chính còn lại.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.

Bên cạnh đó sẽ thu hút các dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn trên thế giới về đặt trụ sở kinh doanh tại khu vực, góp phần thúc đẩy sự hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM.

Việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải và nâng tầm toàn bộ cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc gia, tầm quốc tế trong tương lai.

Siêu cảng, Cần Giờ, Cái Mép, Thị Vải, cảng biển ,kinh tế biển 2
Phối cảnh “siêu” cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với mức đầu tư hơn 4,8 tỉ USD - Nguồn: Porcoast

Tạo việc làm cho 6.000 - 8.000 lao động

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP HCM, dự án siêu cảng Cần Giờ cũng đã được nhà đầu tư quan tâm, trong đó có hãng tàu lớn nhất thế giới MSC đề xuất đầu tư, mong muốn đẩy nhanh tiến độ để đón đầu xu thế vận tải biển. Họ đã cử chuyên gia tới Cần Giờ khảo sát, chọn vị trí làm cảng. Đây là cơ hội cho TP HCM thu hút nhà đầu tư có công nghệ, nguồn lực, trình độ công nghệ logistics tiên tiến từ các nước phát triển.

MSC là hãng tàu lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Hãng tàu có năng lực chuyên chở của đội tàu đạt trên 23 triệu Teu/năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải đội tàu thế giới. Các tuyến dịch vụ kết nối tới hơn 500 cảng biển toàn cầu.

Tại Việt Nam, MSC hiện có dịch vụ tới hệ thống các cảng container tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cái Mép - Thị Vải… Hàng năm, đội tàu MSC vận chuyển hơn 1 triệu Teu hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam kết nối với các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á… MSC dự kiến phát triển mạng lưới nội Á của mình, cũng như tạo ra một trung tâm trung chuyển sẽ tổng hợp khối lượng hàng hóa hiện đang thực hiện ở các địa điểm châu Á khác nhau.

MSC có kế hoạch di dời một phần hoạt động trung chuyển của hãng tàu về Việt Nam, xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, hình thành trung tâm trung chuyển tại Việt Nam.

Hiện hàng hóa tại các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Nam Trung Quốc và Philippines chủ yếu được trung chuyển tại Singapore hay Malaysia. Sau này, lượng hàng hóa này trung chuyển tại Cần Giờ, cự ly vận chuyển giảm khoảng 30 - 70% so với khi đến Singapore, giảm hơn một nửa chi phí.

Trước đó, từ tháng 7/2022, chủ tịch Tập đoàn MSC đã sang thăm và báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về đề xuất đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Mới đây, ngày 3/10, tại Geneva (Thụy Sỹ), Đoàn đại biểu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với ông Diego Aponte - Tổng giám đốc Tập đoàn MSC.

Siêu cảng, Cần Giờ, Cái Mép, Thị Vải, cảng biển ,kinh tế biển 3
Đoàn đại biểu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn MSC, ngày 3/10/2024.

Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận sâu rộng về các cơ hội hợp tác tiềm năng, tập trung vào lĩnh vực cảng biển và logistics tại Việt Nam. Ông Diego Aponte - Tổng giám đốc Tập đoàn MSC khẳng định tập đoàn đang xem xét nghiêm túc việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là việc đầu tư vào hệ thống cảng biển. Trong đó, Tập đoàn MSC đang tích cực hợp tác Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) để phát triển dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Hiện hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác để thực hiện dự án này. Đồng thời, Tập đoàn MSC và VIMC cũng đã có ký kết thành lập liên doanh để khai thác 02 Bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. Dự án này có tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD, đáp ứng sản lượng hàng hoá thông qua 1,1 triệu TEU/năm, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025.

Theo tính toán của các nhà hoạch định, siêu cảng Cần Giờ sẽ tạo công ăn việc làm cho 6.000 - 8.000 nhân viên, lao động tại cảng và hàng chục ngàn lao động ở lĩnh vực hậu cần, ngành nghề khác...

Việc thành lập cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ cùng với phát triển mạng lưới vận tải trung chuyển, hình thành đầu mối giao thương hàng hải trong khu vực sẽ khuyến khích các hãng tàu khác thiết lập đầu mối trung chuyển tại khu vực, đưa cụm cảng Cái Mép - Cần Giờ lên một tầm cao mới, định vị trên bản đồ hàng hải thế giới.

Từ đó, kéo các công ty dịch vụ hàng hải, vận tải, logistics, ngân hàng, bảo hiểm lớn trên thế giới... về đây để lập văn phòng, đặt trụ sở, thúc đẩy hình thành trung tâm tài chính khu vực tại TP HCM.

Ước tính với sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 - bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay.

Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỉ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Tin bài khác
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.
Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 gồm Singapore với 9,14 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản, chiếm 77% tổng vốn đầu tư.
Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Đây là nội dung quan trọng nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg (ngày 9/12/2024) của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất và khu công nghiệp đạt 491,7 triệu USD, tương ứng 89,4% kế hoạch năm.
Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030. Trọng tâm của chiến lược tăng trưởng xanh tại Thanh Hóa là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, góp phần vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo, chuyển đổi số và các ngành công nghệ cao.
Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Mặc dù ngân hàng “xuống nước” bằng cách giảm lãi suất thấp nhất đến mức có thể, giúp khách hàng vay để mua nhà nhưng người dân vẫn e dè chuyện vay vốn.
TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất xanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các thông tin tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2024.
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là câu chuyện về đầu tư mà còn là khát vọng vươn tới một nền kinh tế phát triển bền vững, gắn với an ninh năng lượng và môi trường trong lành cho thế hệ mai sau.
Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Đề xuất xây sân bay Măng Đen tại huyện Kon Plông, Kon Tum đang thu hút sự quan tâm của dư luận. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm ngành kỹ thuật hàng không, Trường đại học Văn Lang cho ý kiến xung quanh vấn đề này.