Thứ ba 01/04/2025 07:15
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Shein liên tục gặp khó trong chiến lược tiếp cận thị trường

27/09/2024 16:08
Gã khủng lồ ngành thời trang nhanh Shein đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và mở rộng sự hiện diện tại các thị trường quốc tế. Cạnh tranh khốc liệt, áp lực từ các quy định về môi trường, và xu hướng tiêu dùng thay đổi đã khiến chiến lược tiếp cận thị trường của công ty trở nên khó khăn hơn.

Shein - một trong những ông lớn trong thị trường thời trang nhanh, hay còn được biết đến là ứng dụng mua sắm giá rẻ được yêu thích trên toàn cầu, thu hút khách hàng bằng các sản phẩm như áo phông và váy với mức giá chỉ từ 2 USD. Để duy trì mức giá thấp, công ty đã áp dụng chuỗi cung ứng nhanh cùng chính sách vận chuyển miễn thuế nhằm tối ưu hóa chi phí.

Shein liên tục gặp khó trong chiến lược tiếp cận thị trường
Shein liên tục gặp khó trong chiến lược tiếp cận thị trường.

Tuy nhiên, chiến lược này đang gặp phải nhiều thách thức lớn, không chỉ tại Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác. Áp lực từ các quy định quốc tế và yêu cầu về tính bền vững khiến Shein phải đối mặt với việc điều chỉnh mô hình hoạt động nếu muốn tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường.

Tháng này, chính quyền Biden đã tuyên bố sẽ tiến hành các biện pháp hành pháp để ngăn chặn việc hàng dệt may từ Trung Quốc vào Mỹ thông qua chính sách miễn thuế cho các gói hàng có giá trị dưới 800 USD. Kẽ hở này đã mang lại lợi thế đáng kể cho Shein và đối thủ Temu trong ngành thương mại điện tử.

Ngoài Mỹ, các quốc gia như Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu cũng đã đóng lại những lỗ hổng tương tự, nhằm ngăn chặn việc lợi dụng quy định thuế quan trong thương mại quốc tế. Những thay đổi này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp vốn dựa vào chính sách ưu đãi thuế để phát triển.

Trụ sở của Shein hiện được đặt tại Singapore. Công ty này đã hợp tác với các nhà máy Trung Quốc, sử dụng dữ liệu thời gian thực để sản xuất và bổ sung sản phẩm, giảm chi phí tồn kho và giữ giá thấp nhờ vận chuyển trực tiếp đến hơn 150 quốc gia. Tuy nhiên, công ty bị chỉ trích vì gây tiêu dùng quá mức, tác động xấu đến môi trường và sử dụng hóa chất độc hại. Đáp trả lại cáo buộc này, Shein khẳng định, thương hiệu của mình luôn ưu tiên nhập khẩu, từ đó làm giảm lãng phí tồn kho và thường xuyên kiểm tra an toàn qua bên thứ ba.

Bên cạnh đó, một trong những khó khăn nữa mà Shein đang phải đối mặt là việc các nhà lập pháp Mỹ đề xuất hạn chế điều khoản thuế de minimis. Chính quyền Biden dự định áp dụng thuế quan cho 70% lô hàng dệt may từ Trung Quốc và yêu cầu quy trình nhập cảnh chặt chẽ hơn. Dù Shein vẫn có lợi thế về giá nhờ chuỗi cung ứng hiệu quả, nhưng quy trình nhập cảnh chậm lại có thể ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt xu hướng thời trang của công ty.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất đối với Shein nằm ở mối liên hệ giữa công ty và thị trường Trung Quốc. Townsend - một trong những Giám đốc Điều hành người phương Tây được Shein mời về để hỗ trợ giải quyết các khó khăn tại thị trường Mỹ, cho biết: Công ty đã chủ động tiếp cận các nhà lập pháp và chính trị gia lo ngại về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Nỗ lực này nhằm giảm bớt mối lo ngại và cải thiện mối quan hệ với chính quyền Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia.

Tin bài khác
Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Sự xuất hiện của AutoGLM Rumination từ Zhipu AI diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm AI.
Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Những câu chuyện của các startup như Vua Cua, Soya Garden hay Luxstay cho thấy rằng gọi vốn thành công không đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiến sát 8 tỷ USD – Doanh nghiệp đón sóng bứt phá

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiến sát 8 tỷ USD – Doanh nghiệp đón sóng bứt phá

Giá cà phê tăng mạnh, đưa xuất khẩu Việt Nam tiến gần mốc 8 tỷ USD năm 2025, đây là cơ hội để nâng cao giá trị ngành cà phê thay vì chỉ dựa vào xuất khẩu thô.
Cổ phiếu TCR vào diện kiểm soát vì lỗ ròng 2 năm liên tiếp

Cổ phiếu TCR vào diện kiểm soát vì lỗ ròng 2 năm liên tiếp

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa mới thông báo sẽ đưa cổ phiếu CTCP Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR) vào diện kiểm soát kể từ ngày 04/04/2025.
Ngành công nghiệp thú cưng: Thị trường tỷ đô đang chờ đón

Ngành công nghiệp thú cưng: Thị trường tỷ đô đang chờ đón

Thị trường thú cưng tại châu Á – đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam – đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Doanh nghiệp Việt củng cố vị thế điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI

Doanh nghiệp Việt củng cố vị thế điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI

Việt Nam đang đẩy mạnh chính sách ưu đãi và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI. Đây được xem là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và hội nhập quốc tế.
Ngành vận tải biển thấp thỏm

Ngành vận tải biển thấp thỏm

Mỹ đang cân nhắc áp mức phí cập cảng lên tới 1,5 triệu USD đối với các tàu do Trung Quốc sản xuất, trong nỗ lực giảm phụ thuộc vào ngành đóng tàu của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đề xuất này đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ ngành vận tải và doanh nghiệp, lo ngại nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí thương mại toàn cầu.
Sẽ xem xét điều chỉnh chính sách thuế với các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán

Sẽ xem xét điều chỉnh chính sách thuế với các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán

Bộ tài chính sẽ rà soát, xem xét điều chỉnh chính sách thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán để khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường chứng khoán thông qua các quỹ đầu tư.
FiinRatings: 40,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong quý II

FiinRatings: 40,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong quý II

Bước sang quý II/2025, FiinRatings ước tính có 40,6 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn thanh toán, trong đó, nhóm bất động sản chiếm 16,5 nghìn tỷ đồng.
Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Từng được biết đến như một trong những thương hiệu F&B khởi nghiệp nổi bật tại Việt Nam, Vua Cua – chuỗi nhà hàng chuyên về món cua đã bất ngờ tuyên bố “tạm dừng phát triển tại thị trường trong nước”, thông tin được chính nhà sáng lập Đoàn Thị Anh Thư xác nhận trên tài khoản mạng xã hội chính chủ có tích xanh.
Xuất khẩu khởi sắc, "mở lối" cho xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu khởi sắc, "mở lối" cho xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 đạt con số ấn tượng 8,4 tỷ USD, như vậy, với lợi thế chất lượng và chiến lược thương mại linh hoạt, ngành nông lâm thủy sản tiếp đà mở rộng thị trường, khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
Hiện đại hóa chế biến, nâng cao giá trị ngành tôm Việt

Hiện đại hóa chế biến, nâng cao giá trị ngành tôm Việt

Việt Nam sở hữu công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất với sản lượng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Ngành tôm đang chuyển đổi sang mô hình bền vững, ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao giá trị sản phẩm.
VinFast Energy, Rạng Đông hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

VinFast Energy, Rạng Đông hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025 (National Startup Summit, Bình Định 2025) diễn ra sáng nay, ngày 27/3/2025, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Dệt may Việt Nam khởi sắc đầu năm 2025, mở rộng cơ hội xuất khẩu

Dệt may Việt Nam khởi sắc đầu năm 2025, mở rộng cơ hội xuất khẩu

Xuất khẩu dệt may Việt Nam khởi đầu năm 2025 tích cực, đạt 7 tỷ USD trong hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn khi sức mua giảm, thị trường biến động và kiểm soát xuất xứ siết chặt, buộc doanh nghiệp phải linh hoạt mở rộng thị trường.