
Sau phát hành cổ phiếu, Ti Ki muốn nhượng hơn 90% cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài
Công ty CP Ti Ki dự kiến sẽ phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ, sau đó chuyển nhượng phần lớn cổ phần cho một doanh nghiệp chưa từng hoạt động ở Việt Nam.
Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD), đơn vị này đã tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Công ty TiKi Global Pte. Ltd. và Công ty CP Ti Ki (TiKi).
Theo đó, Công ty TiKi Global Pte. Ltd dự kiến sẽ nhận chuyển nhượng 90,5% cổ phần của Công ty CP Ti Ki sau khi Công ty này phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ.

Sau khi hoàn thành giao dịch tập trung kinh tế, Công ty TiKi Global Pte. Ltd sẽ giành được quyền kiểm soát, chi phối Ti Ki theo quy định của Luật Cạnh tranh. Do đó, việc tập trung kinh tế nói trên được xác định là hình thức mua lại doanh nghiệp theo quy định của luật này.
Công ty CP Ti Ki chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến qua internet và cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử để các thương nhân khác trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng tại Việt Nam.
Trong khi đó, Công ty TiKi Global Pte. Ltd, được thành lập vào tháng 5/2021 theo pháp luật Singapore và chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh nào trên thị trường Việt Nam..
Linh Anh
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản