Thứ bảy 05/07/2025 03:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?

Việc sáp nhập Nissan và Honda sẽ tạo ra nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển đổi sang năng lượng sạch, nâng cao cạnh tranh trong ngành ô tô toàn cầu.
Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?
Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô? (Ảnh: AP).

Theo hãng tin AP, hai nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Honda và Nissan, sẽ hợp nhất và tạo nên nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới theo doanh số bán hàng, trong bối cảnh ngành công nghiệp này đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ để chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hơn.

Hai công ty cho biết đã ký kết biên bản ghi nhớ vào ngày thứ Hai (23/12), và Mitsubishi Motors – một thành viên nhỏ hơn trong liên minh của Nissan – cũng đã đồng ý tham gia các cuộc đàm phán về việc tích hợp hoạt động kinh doanh. Honda sẽ giữ vai trò lãnh đạo ban đầu trong cơ cấu quản lý mới, đồng thời bảo tồn các nguyên tắc và thương hiệu của từng công ty.

Vậy sự hợp nhất này có ý nghĩa thế nào đối với các công ty nói riêng và toàn ngành công nghiệp ô tô nói chung?

Thay đổi lớn trong ngành

Sự vươn lên của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang làm lung lay ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, trong bối cảnh các nhà sản xuất phải vật lộn chuyển từ xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện. Các mẫu xe điện giá rẻ từ BYD, Great Wall và Nio của Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị phần của các hãng xe Mỹ và Nhật Bản tại cả Trung Quốc và các thị trường khác.

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tụt hậu so với các đối thủ lớn về xe điện và hiện đang cố gắng cắt giảm chi phí, bù đắp cho khoảng thời gian đã mất.

Nissan, Honda và Mitsubishi đã thông báo vào tháng 8 rằng họ sẽ chia sẻ các thành phần xe điện như pin và cùng nghiên cứu phần mềm lái xe tự động để thích nghi tốt hơn với những thay đổi mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô tập trung vào điện khí hóa. Một thỏa thuận sơ bộ giữa Honda, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản, và Nissan, lớn thứ ba, đã được công bố hồi tháng 3.

Việc sáp nhập có thể tạo ra một gã khổng lồ trị giá khoảng 55 tỷ USD, dựa trên vốn hóa thị trường của cả ba công ty.

Sự hợp lực này sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nhỏ hơn tăng quy mô để cạnh tranh với Toyota Motor Corp. – nhà sản xuất dẫn đầu thị trường Nhật Bản – và Volkswagen AG của Đức. Bản thân Toyota cũng có các mối quan hệ hợp tác công nghệ với Mazda Motor Corp. và Subaru Corp.

Honda cần gì từ Nissan?

Nissan có các dòng SUV lớn dựa trên khung gầm xe tải như Armada và Infiniti QX80, điều mà Honda chưa có. Những mẫu xe này có khả năng kéo tải lớn và hiệu suất off-road tốt, theo ông Sam Fiorani, Phó Chủ tịch AutoForecast Solutions.

Ngoài ra, Nissan cũng có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất pin, xe điện và hệ thống truyền động hybrid xăng-điện, có thể hỗ trợ Honda phát triển xe điện của riêng mình và thế hệ hybrid tiếp theo, ông Fiorani cho biết.

Theo ông Sam Abuelsamid, một nhà phân tích ngành công nghiệp ô tô tại Detroit: “Có một số phân khúc sản phẩm mà Honda chưa tham gia, nơi Nissan có thể hỗ trợ thông qua sự hợp nhất hoặc hợp tác”.

Dù các mẫu xe điện Leaf và Ariya của Nissan không bán chạy tại Mỹ, nhưng chúng vẫn là những sản phẩm tốt, ông Fiorani cho biết. Ông nói: “Họ không ngủ quên trên chiến thắng, và đã liên tục phát triển công nghệ này. Họ có những sản phẩm mới có thể là nền tảng tốt cho Honda trong thế hệ tiếp theo”.

Sáp nhập Nissan - Honda có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp ô tô?
CEO Nissan Makoto Uchida (trái), CEO Honda Toshihiro Mibe (giữa) và CEO Mitsubishi Motors Takao Kato (phải) tham dự buổi họp báo chung vào thứ Hai 23/12 tại Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: AP).

Tại sao lại là lúc này?

Vào tháng trước, Nissan thông báo cắt giảm 9.000 việc làm, tương đương khoảng 6% lực lượng lao động toàn cầu, và giảm 20% công suất sản xuất toàn cầu sau khi báo cáo khoản lỗ hàng quý 9,3 tỷ yen (khoảng 61 triệu USD).

Đầu tháng này, hãng đã cải tổ ban lãnh đạo, với CEO Makoto Uchida chấp nhận giảm 50% lương để chịu trách nhiệm cho các khó khăn tài chính, đồng thời nhấn mạnh rằng Nissan cần trở nên hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn với thị hiếu thị trường, chi phí tăng cao và các thay đổi toàn cầu khác.

Fitch Ratings gần đây đã hạ triển vọng tín dụng của Nissan xuống “tiêu cực”, dẫn chứng bằng lợi nhuận suy giảm, một phần do việc giảm giá tại thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hãng cũng ghi nhận Nissan có cơ cấu tài chính mạnh và dự trữ tiền mặt vững chắc, lên đến 1,44 nghìn tỷ yen (tương đương 9,4 tỷ USD).

Giá cổ phiếu của Nissan đã giảm xuống mức được coi là “món hời”. Một bài báo trên tạp chí tài chính Diamond của Nhật Bản cho biết các cuộc đàm phán với Honda trở nên cấp bách hơn sau khi Foxconn, nhà sản xuất iPhone tại Đài Loan, bắt đầu xem xét khả năng mua lại Nissan như một phần trong chiến lược thâm nhập ngành xe điện.

Nissan đã gặp khó khăn trong nhiều năm sau vụ bê bối bắt đầu với việc cựu chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt vào cuối năm 2018 với các cáo buộc gian lận và lạm dụng tài sản công ty, điều mà ông phủ nhận. Ông này được tại ngoại và sau đó đã trốn sang Lebanon.

Bên cạnh đó, lợi nhuận của Honda cũng đã giảm gần 20% trong nửa đầu năm tài chính từ tháng 4 (năm 2023) đến tháng 3 (năm 2024) so với cùng kỳ năm trước, khi doanh số tại Trung Quốc sụt giảm.

Những cơn gió ngược

Toyota sản xuất 11,5 triệu xe trong năm 2023, trong khi Honda chỉ đạt mốc 4 triệu và Nissan sản xuất 3,4 triệu. Mitsubishi Motors sản xuất hơn 1 triệu xe. Ngay cả sau khi sáp nhập, Toyota vẫn là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dẫn đầu.

Tất cả các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đều đang đối mặt với những cú sốc tiềm tàng nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump thực hiện các lời đe dọa tăng hoặc áp đặt thuế nhập khẩu lên sản phẩm từ nước ngoài, kể cả từ các đồng minh như Nhật Bản và các quốc gia láng giềng như Canada và Mexico. Nissan là một trong những hãng xe lớn đã điều chỉnh chuỗi cung ứng để bao gồm các phương tiện được lắp ráp tại Mexico.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng có một sự “chuyển đổi khả năng chi trả” đang diễn ra trên toàn ngành, được khởi xướng bởi những người cảm thấy họ không thể chi gần 50.000 USD để mua một chiếc xe mới. Tại Mỹ, một thị trường quan trọng với cả Nissan, Honda và Toyota, điều này buộc các nhà sản xuất ô tô phải xem xét mức giá thấp hơn, từ đó làm giảm lợi nhuận của toàn ngành.

Tin bài khác
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).