Thứ ba 15/04/2025 04:29
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Rút doanh nghiệp khỏi bộ ngành, nhẹ gánh 'con ông cháu cha'

12/10/2020 00:00
Theo các chuyên gia, việc tách doanh nghiệp (DN) khỏi các bộ ngành sẽ giúp sàng lọc các DN nhà nước vốn chỉ sống dựa vào cơ chế xin cho, bao cấp và sẽ không còn cảnh “con ông cháu cha” ở DN.

Chấm dứt vai trò bộ chủ quản

Ngày 10/11, Bộ Công Thương tổ chức lễ bàn giao 5 tập đoàn và một tổng công ty (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA), về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (siêu ủy ban).

Theo Bộ Công Thương, đây đều là những doanh nghiệp có vốn hóa cao, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp này là hơn 555 nghìn tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, việc bàn giao các doanh nghiệp nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là thay đổi lớn, qua đó khắc phục những tồn tại, hạn chế của mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước hiện nay. “Việc tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết để kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

Hai ngày sau đó, ngày 12/11, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã ký biên bản chuyển giao đại diện vốn nhà nước tại 5 tổng công ty trực thuộc, gồm các tổng công ty: Hàng không (Vietnam Airlines), Cảng hàng không (ACV), Hàng hải (Vinalines), Đường cao tốc (VEC), Đường sắt Việt Nam (VNR), về siêu ủy ban. Tại buổi lễ này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, 5 tổng công ty (TCT) của ngành giao thông bàn giao lần này có tổng tài sản hơn 275.000 tỷ đồng; vốn sở hữu nhà nước hơn 46.000 tỷ đồng. Việc chuyển giao để quản lý vốn nhà nước tập trung hơn, thay vì phân tán và phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Nhẹ gánh “con ông, cháu cha”?

Trao đổi với PV Tiền Phong, Chủ tịch HĐTV một tập đoàn được chuyển giao về “siêu ủy ban” khẳng định, việc tách DN ra khỏi bộ chủ quản sẽ được nhiều mặt lợi, dù sẽ có phần thiệt thòi hơn.

Về mặt lợi, theo vị này, trước hết, DN sẽ bớt khổ hơn khi không phải “tháp tùng” 100% chuyến đi của lãnh đạo bộ như trước. DN cũng sẽ có nhiều lý do để từ chối chuyến đi hoặc cử đại diện đi thay nếu thấy thật sự không cần thiết cho hoạt động của đơn vị. Chưa kể với việc quản lý chuyên ngành, giờ DN cần kiến nghị gì thì báo cáo lên siêu ủy ban và ủy ban sẽ kiến nghị, làm việc với các bộ ngành và Chính phủ. Doanh nghiệp không phải trực tiếp đi “kêu khóc” như trước đây.

“Về mặt tự chủ, với các DN thuộc ngành Công Thương như chúng tôi, trách nhiệm giải trình sẽ tăng thêm, vì sẽ phải định kỳ báo cáo song song với cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và bộ chủ quản về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của đơn vị. DN sẽ không phải nghe những chỉ đạo hay bố trí nhân sự trực tiếp từ bộ như trước nữa, vì người đại diện vốn tại DN giờ thuộc thẩm quyền của siêu ủy ban”, vị này nói. Cũng theo vị lãnh đạo DN này, ở khía cạnh khác, DN sẽ không được lợi thế tự nhiên về chính sách, ưu đãi hay kiến nghị với Chính phủ và bộ, ban ngành như trước đây nữa.

Trao đổi với PV Tiền Phong gần đây về cổ phần hóa DNNN, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, việc cổ phần hóa mạnh và tách vai trò chủ sở hữu của bộ ngành sẽ giúp cho các DN tư nhân được hưởng lợi khi được cạnh tranh một cách công bằng hơn với DNNN. Cùng đó, việc tách vai trò xây dựng chính sách khỏi các bộ, ngành sẽ giúp DN không phải chịu cảnh gồng gánh “con ông cháu cha” trong bộ máy tổ chức. Chưa kể nhiều DN sẽ thoát khỏi cảnh chịu sự “chỉ định” triển khai các dự án đầu tư không hiệu quả. Những dự án đầu tư nghìn tỷ đồng nhưng không hiệu quả thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất. Cũng theo ông Doanh, việc tách vai trò chủ sở hữu của bộ, ngành sẽ giúp hạn chế việc quản lý vốn nhà nước kém hiệu quả, gây ra rất nhiều thất thoát.

Theo báo cáo của Chính phủ, các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đang nắm giữ số tài sản lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Theo ước tính của ngành tài chính, chỉ trong năm 2017, mức hụt thu ngân sách do DNNN làm ăn thua lỗ lên tới khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng.

Thục Quyên

Tin bài khác
Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc – ông Ahn Dukgeun đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Bộ Công Thương đã bổ sung ghi chú trong quy hoạch rằng dự án điện khí LNG Hải Phòng giai đoạn II “có thể đẩy sớm tiến độ sang giai đoạn 2025–2030 theo nhu cầu của hệ thống điện”.
Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa phát đi văn bản yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhằm ngăn chặn các rủi ro liên quan đến chính sách thương mại của Mỹ.
Duyệt hơn 77.000 tỉ đồng vốn đầu tư cho cảng biển TP Hồ Chí Minh tới năm 2030

Duyệt hơn 77.000 tỉ đồng vốn đầu tư cho cảng biển TP Hồ Chí Minh tới năm 2030

Theo dự kiến, đến năm 2030, hệ thống cảng biển TP Hồ Chí Minh sẽ đảm nhận khối lượng hàng hóa thông qua từ 228 đến 253 triệu tấn mỗi năm, đồng thời phục vụ từ 170.600 đến 184.400 lượt hành khách.
Sẽ trình Quốc hội đề xuất kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết 31/12/2030

Sẽ trình Quốc hội đề xuất kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết 31/12/2030

Chính phủ kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết mới để tiếp tục thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025
Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sáng ngày 11/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức công bố Sách Trắng 2025 – tài liệu định hướng các “trận chiến phải thắng” nhằm giúp Việt Nam tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Trưởng ban Thống kê Dịch vụ và Giá, bà Nguyễn Thu Oanh cho rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5–5% là phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh trong năm 2025.
Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích toàn diện những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới, đặc biệt đến sản xuất, xuất khẩu, việc làm, tài chính, tiền tệ, giá cả thị trường và các mục tiêu tăng trưởng.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ đã chính thức khởi động đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump hoãn thuế 90 ngày, giúp chỉ số VN-Index bật tăng mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).