
RCEP tạo liên kết cung - cầu trong ngành du lịch giữa các quốc gia
RCEP sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành kinh tế du lịch và các quốc gia thành viên RCEP sẽ trở thành điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch quốc tế.
Theo một báo cáo mới được công bố bởi Liên minh Du lịch Núi Quốc tế và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ có tầm ảnh hưởng to lớn đối với ngành du lịch toàn cầu và góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế du lịch lớn nhất trên thế giới.
Theo lời của ông Kim Chuẩn, Tổng Thư ký Trung tâm Nghiên cứu Du lịch thuộc CASS, quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế mở cửa và cùng có lợi mà RCEP mang lại sẽ giúp tối ưu hóa điều kiện thị trường trong khu vực, thúc đẩy trao đổi kinh tế và văn hóa, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa cung và cầu trong ngành du lịch ở các quốc gia khác nhau.

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng vào năm 2019, các quốc gia thành viên RCEP đã chào đón tổng cộng 398 triệu lượt khách du lịch quốc tế và có 260 triệu lượt người ra nước ngoài du lịch, chiếm lần lượt 29% và 24% tổng số du khách toàn cầu. Hơn một nửa diện tích đất liền trong các quốc gia thành viên RCEP là vùng núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch núi. RCEP hiện sở hữu 46 địa điểm núi non được UNESCO công nhận trong danh sách Di sản Thế giới, mở ra nhiều cơ hội để phát triển loại hình du lịch núi tại các nước này.
Ông Kim Chuẩn tin rằng RCEP sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành kinh tế du lịch và các quốc gia thành viên RCEP sẽ trở thành điểm đến quan trọng trên bản đồ du lịch quốc tế, thu hút hơn 30% lượng du khách và chi tiêu du lịch trên toàn cầu.
RCEP hiện có 15 thành viên, bao gồm 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Thỏa thuận RCEP đã được ký kết vào tháng 11/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, với mục tiêu loại bỏ dần thuế quan đối với hơn 90% hàng hóa được giao dịch giữa các thành viên.
PV (t/h)
Cùng chuyên mục


Tỉnh Bình Dương và Bang Nebraska (Hoa Kỳ) thắt chặt hợp tác

Chính sách gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền thuê đất đạt kết quả khả quan

Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới

WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: Chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp ôm đất dự án rồi bỏ hoang
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...